WHO nói chấm dứt Covid-19 vào năm 2022: Chuyên gia TQ nói gì?
Sau khi Tổng giám đốc WHO tuyên bố thế giới phải chấm dứt đại dịch vào năm 2022, một số chuyên gia y tế Trung Quốc nói rằng, điều đó phụ thuộc rất lớn vào vai trò của chính WHO.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Getty
Hôm 21/12, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo, có các bằng chứng nhất quán cho thấy “biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn đáng kể so với biến thể Delta” và nhiều khả năng những người đã tiêm chủng vẫn bị lây nhiễm.
“Việc mọi người đi du lịch trong dịp nghỉ lễ ở các nước dẫn đến số ca nhiễm tăng nhanh, khiến hệ thống y tế quá tải và hệ lụy là nhiều người tử vong hơn”, ông Tedros nói, đồng thời kêu gọi các quốc gia hủy bỏ hoặc tạm hoãn các sự kiện hội họp đông người. “Dừng một cuộc chơi còn hơn dừng sống một đời”, Tổng giám đốc WHO nói.
Ông Tedros còn tuyên bố “2022 là năm mà chúng ta phải chấm dứt đại dịch” và WHO cam kết làm mọi thứ trong khả năng để thực hiện mục tiêu đó. “Nếu muốn chấm dứt đại dịch, chúng ta phải xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng, bằng cách đảm bảo 70% dân số của mọi quốc gia trên thế giới phải được tiêm chủng đầy đủ từ nay tới giữa năm sau”, ông Tedros nói.
Video đang HOT
Theo Thời báo Hoàn cầu hôm 21/12, một số chuyên gia y tế Trung Quốc dường như thận trọng với tuyên bố của ông Tedros về việc chấm dứt đại dịch vào năm 2022. Một số khác cho biết, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy đại dịch có dấu hiệu suy giảm.
Jin Dongyan, một giáo sư y sinh tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cho rằng, lúc này là “khởi đầu của một kết thúc”, và nói thêm rằng, có những hy vọng về việc nhân loại chấm dứt đại dịch vào năm 2022.
“Nhưng điều quan trọng nhất là WHO thể hiện được vai trò hàng đầu của mình trong việc chấm dứt tình trạng bất bình đẳng về vắc xin và thuốc điều trị Covid-19″, giáo sư Jin nói.
Về sự tiến hóa của các biến thể, giáo sư Jin cho biết, bằng chứng hiện tại cho thấy các biến thể xuất hiện sau có xu hướng lây lan nhanh hơn, nhưng độc lực kém hơn. Omicron là một ví dụ.
Điều quan trọng là làm thế nào để đảm bảo việc tiêm chủng để xây dựng khả năng miễn dịch cộng đồng cũng như phát triển thêm các vắc xin có hiệu quả bảo vệ cao và lâu hơn, giáo sư Jin nói.
Lu Hongzhou, người đứng đầu Bệnh viện Nhân dân số 3 Thâm Quyến, chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu hôm 21/12 rằng, việc chấm dứt đại dịch phải dựa vào các phương tiện khoa học và kỹ thuật, cụ thể là vắc xin có hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Các vắc xin Covid-19 hiện tại có thể ngăn khả năng tử vong và giảm mức độ nghiêm trọng ở người bệnh nhưng chưa thể ngăn lây nhiễm 100%. Các vắc xin hiệu quả nên ở dạng hít, có thể tạo ra kháng thể bảo vệ đường hô hấp, theo chuyên gia Hongzhou. Đây là con đường chủ yếu mà virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể. Ngoài dạng hít, vắc xin dạng tiêm cũng cần được tăng cường hiệu quả bảo vệ, theo ông Hongzhou.
Thế giới sẽ có miễn dịch cộng đồng sau khi mọi người được tiêm vắc xin Covid-19 có hiệu quả cao hơn các vắc xin hiện tại. “Lúc ấy, chúng ta mới có thể kiểm soát đại dịch”, ông Hongzhou nhận định.
Một nhà nghiên cứu miễn dịch học giấu tên ở Bắc Kinh chia sẻ với Hoàn cầu rằng, không có bằng chứng cho thấy đại dịch sẽ kết thúc vì vắc xin hiện tại chưa hiệu quả 100% và các biến thể vẫn xuất hiện.
“Ngay cả khi WHO tuyên bố chấm dứt đại dịch vào năm tới thì đây cũng chỉ xem như kết thúc về mặt lời nói hơn là về mặt sinh học”, nhà nghiên cứu giấu tên nói.
Thái Lan chi 1 tỉ USD mua vaccine ngừa COVID-19 cho năm 2022
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan đã dành 35,06 tỉ baht (khoảng 1 tỉ USD) để tài trợ cho việc mua 90 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer và AstraZeneca.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phó phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Rachada Dhnadirek cho biết số tiền dùng để mua vaccine nói trên lấy từ ngân sách 35,9 tỉ baht được Nội các Thái Lan thông qua trong cuộc họp ngày 21/12. Phần còn lại sẽ được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho những người tham gia bảo hiểm xã hội làm việc trong lĩnh vực kinh doanh giải trí và tổ chức các sự kiện thể thao.
Theo bà Rachada, trong số 90 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mà Thái Lan đặt hàng cho năm 2022, 30 triệu liều sẽ mua từ hãng Pfizer và 60 triệu liều sẽ mua từ AstraZeneca.
Thái Lan đã vượt mốc tiêm 100 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19, mục tiêu được Chính phủ nước này đặt ra cho chiến dịch tiêm chủng năm 2021. Tính đến ngày 19/12, 50,5 triệu người (tương đương 72% dân số) được tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19, 44,3 triệu người (61,63% dân số) được tiêm đầy đủ 2 mũi và hơn 5 triệu người (6,97% dân số) được tiêm mũi thứ ba tăng cường.
Theo bà Rachada, Chính phủ Thái Lan sẽ sẵn sàng triển khai tiêm vaccine của hãng Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi vào năm tới. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 5 triệu trẻ em và đã chuẩn bị mua 10 triệu liều vaccine của Pfizer cho nhóm đối tượng này.
Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan đã chấp thuận hạ độ tuổi tiêm chủng của trẻ em xuống 5 tuổi bằng vaccine Comirnaty của Pfizer với liều lượng được giảm xuống 10 microgram. Đây là loại vaccine đầu tiên được Thái Lan cho phép tiêm cho trẻ em trong độ tuổi 5-11. FDA hiện cũng đang cân nhắc sử dụng các vaccine bất hoạt của Sinovac và Sinopharm để tiêm cho trẻ em.
Trong khi đó, hầu hết những người được hỏi trong một cuộc thăm dò ý kiến do Bộ Y tế Công cộng thực hiện, đã bày tỏ lo ngại về một đợt bùng phát COVID-19 khác có thể xảy ra, đặc biệt là biến thể Omicron, nếu các lễ kỷ niệm Năm mới vẫn tiếp tục như kế hoạch.
Cục trưởng Cục Y tế Suwannachai Wattanayingcharoenchai cho rằng sẽ có sự di chuyển lớn của người dân vào dịp cuối tuần kéo dài và có thể là nguyên nhân làm tăng số ca nhiễm hàng ngày mặc dù Thái Lan đã tiêm hơn 100 triệu liều vaccine. Ông Suwannachai kêu gọi người dân không hạ thấp cảnh giác và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa của Bộ Y tế để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 22/12 thông báo ghi nhận thêm 2.532 ca mắc mới cùng 31 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.199.061 ca, trong đó có 21.471 người không qua khỏi. Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, Thái Lan đã phát hiện hơn 60 ca nhiễm biến thể Omicron, trong khi 97 ca khác đang chờ xác nhận.
Nhật Bản có kế hoạch xử lý khẩu trang vải tồn kho Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 21/12 thông báo chính phủ nước này có kế hoạch xử lý khẩu trang vải chưa qua sử dụng hiện đang được bảo quản với chi phí tốn kém. Đây là loại khẩu trang mà Chính phủ Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe mua và cấp phát cho các cơ sở y tế và...