WHO: Nếu 6 tỷ liều vaccine Covid-19 được sử dụng theo cách khác, giờ chúng ta đã ở trong tình huống rất, rất khác
Khoảng 56 quốc gia đã không đạt được mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho 10% dân số của họ vào cuối tháng 9. WHO nói điều này thật “đau lòng” và “thất vọng”.
Hôm qua (5/10), một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những người không tiêm vaccine đang “tử vong một cách không cần thiết” vì Covid-19, nhấn mạnh sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine toàn cầu là một trong những trở ngại chính của mục tiêu tiêm chủng cho nhiều người hơn.
Khoảng 56 quốc gia đã không đạt được mục tiêu của WHO là tiêm vaccine COVID-19 cho 10% dân số của họ vào cuối tháng 9, các quan chức WHO cho biết trong một chương trình livestream phát trực tiếp trên mạng xã hội ngày 5/10.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, phát biểu trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 22 tháng 1 năm 2020. Ảnh: Pierre Albouy | AFP
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, cho biết việc tăng khả năng tiếp cận với vaccine sẽ giúp giảm số ca tử vong và nhập viện do Covid-19 khi thế giới sắp cán mốc 5 triệu ca tử vong.
“Thật đau lòng khi chúng ta không đạt được mục tiêu đó; thậm chí còn hơn cả đau lòng, còn hơn cả thất vọng”, bà Van Kerkhove nói. “Không thể diễn tả điều này bằng lời, vì nếu chúng ta sử dụng hơn 6 tỷ liều vaccine theo cách khác, giờ chúng ta đã ở trong một tình huống rất, rất khác”.
Video đang HOT
Bà Van Kerkhove cho biết dữ liệu về vaccine Covid-19 cho thấy rất rõ ràng rằng vaccine an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong.
“Vaccine chỉ cần trở nên dễ tiếp cận” với nhiều người hơn, nữ chuyên gia nói. “Kết quả của điều này là nhiều người đang tử vong một cách không cần thiết”.
Bình luận của bà Van Kerkhove tương tự với ý kiến của các quan chức y tế Mỹ, những người cho biết hầu hết tất cả các trường hợp tử vong do Covid-19 trên toàn nước Mỹ đều là người không tiêm chủng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ báo cáo vào ngày 10 tháng 9 rằng những người không được tiêm phòng có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 11 lần, nguy cơ nhập viện vì các triệu chứng Covid-19 cao hơn khoảng 4,5 lần.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân tại khu Coronavirus của bệnh viện Shaare Zedek ở Jerusalem, Israel vào ngày 23 tháng 9 năm 2021. Ảnh: YONATAN SINDEL / FLASH90
Nhưng khi chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ ở các quốc gia nghèo hơn và các bệnh viện đang vật lộn để chống chọi với biến thể Delta có khả năng lây truyền cao, vaccine nên được ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương nhất, bà Van Kerkhove nói. Bà kêu gọi mọi người tiếp tục sử dụng khẩu trang và giữ khoảng cách để giảm thiểu sự bùng phát của Covid-19.
“Bạn không thể có cả hai, không thể mở cửa mọi thứ và mọi người giả vờ rằng điều này đã kết thúc trong khi ICU (đơn vị chăm sóc đặc biệt) của bạn kín giường”, bà Van Kerkhove nói.
WHO phản đối việc triển khai tiêm liều vaccine tăng cường, kêu gọi các quốc gia giàu có phân phối nguồn cung của họ cho các quốc gia đang phát triển với hy vọng tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số của mỗi quốc gia vào cuối năm nay.
Sự chênh lệch về phân bổ vaccine nổi bật nhất ở châu Phi. Tại đây, chỉ 15 trong số 54 quốc gia đã tiêm phòng cho 10% dân số trở lên, WHO cho biết hôm 30/9.
Hơn 20 quốc gia châu Phi đã tiêm chủng đầy đủ cho 2% dân số hoặc ít hơn, trong khi hai quốc gia châu Phi vẫn chưa nhận được bất kỳ loại vaccine nào, WHO cho biết.
Hôm 23/9, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép liều vaccine Pfizer / BioNTech tăng cường cho người trên 65 tuổi và một số người có nguy cơ mắc bệnh nặng cao. Ban cố vấn của FDA cho biết bằng chứng cho thấy đối tượng này có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn và có nhiều khả năng bị suy giảm khả năng miễn dịch sau hai liều vaccine đầu tiên.
Liều tăng cường sẽ được tiêm ít nhất sáu tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Những người dễ bị mắc COVID-19 nặng nhất và người làm việc trong những ngành nghề có nguy cơ cao cũng thuộc nhóm đối tượng được tiêm liều tăng cường, FDA cho biết.
Một số quốc gia, bao gồm cả Israel và Anh, đã triển khai các chiến dịch tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19
Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ muốn thay tiếng còi xe bằng nhạc
Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ đang xem xét luật có thể thay thế tiếng còi xe inh ỏi bằng tiếng nhạc.
Ấn Độ có nhiều thành phố bị cho là ồn ã nhất trên thế giới. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời ông Nitin Gadkari chia sẻ với truyền thông địa phương ngày 4/10: "Tôi đang nghiên cứu điều này và sẽ sớm lên kế hoạch đưa ra luật mới khiến tiếng còi của mọi phương tiện ở Ấn Độ là âm thanh nhạc cụ để dễ nghe hơn". Ông bổ sung rằng tiếng còi xe cộ có thể thay bằng tiếng sáo, vĩ cầm, tiếng trống nhỏ...
Bộ trưởng Gadkari cũng nói rằng ông muốn thay tiếng còi báo động của xe cứu thương hoặc xe cảnh sát bằng "âm thanh mượt hơn".
Ấn Độ là nơi có một số thành phố được coi là ồn ã nhất trên thế giới với người điều khiển xe buýt, taxi, xe kéo... thường xuyên bấm còi ở những nơi tắc đường.
Còi xe tại Ấn Độ được coi quan trọng tương tự chân ga và gương chiếu hậu khi người điều khiển xe thường sử dụng chúng để báo động những người khác trên đường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo ô nhiễm âm thanh có thể gây giảm thính lực, phát sinh vấn đề tim mạch, suy giảm nhận thức, căng thẳng và trầm cảm.
Nga, Mỹ thảo luận công nhận chứng nhận vaccine lẫn nhau Ngày 3/10, Mỹ và Nga đã tiến hành thảo luận về chủ đề công nhận chứng nhận vaccine của nhau tại Geneva, Thụy Sĩ. Vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trước báo giới sau phiên họp, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết tại cuộc gặp này phía Nga đã nêu quan điểm về việc cần...