WHO: Mẹ mắc Covid-19 hoặc sau khi tiêm vắc xin vẫn cho con bú an toàn
SARS-CoV-2 không được tìm thấy trong sữa mẹ, và không cần phải ngưng cho con bú sau khi mẹ bị nhiễm Covid-19, hoặc sau khi tiêm vắc xin.
WHO khuyến khích mẹ mắc Covid-19 tiếp tục cho con bú và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn. Ảnh AFP/GETTY
Dựa trên kết quả một số cuộc nghiên cứu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay người mẹ nên tiếp tục cho con bú sau khi mắc Covid-19. Tiêm vắc xin cũng không ảnh hưởng gì đến sữa mẹ, theo Tân Hoa xã hôm 4.8.
“Miễn là vẫn tuân thủ các quy định về an toàn thì người mẹ có thể cho con bú”, theo tiến sĩ Natasha Azzopardi-Muscat, giám đốc chính sách y tế của WHO tại châu Âu.
WHO cung cấp chỉ dẫn cặn kẽ cho những bà mẹ cho con bú khi mắc Covid-19, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước và xà phòng trong vòng 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với trẻ, thường xuyên tẩy trùng các bề mặt mình chạm tay.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 4.8 kêu gọi các nước hãy hoãn lại chiến dịch tiêm mũi tăng cường (cho người đã tiêm đủ liều) ít nhất là đến cuối tháng 9.
Theo ông Tedros, việc này sẽ cho phép ít nhất 10% dân số ở mỗi nước được tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
“Chúng ta cần phải tập trung tiêm mũi thứ nhất và thứ hai cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đối mặt nguy cơ cao nhất mắc bệnh nặng và theo đó là tử vong nếu nhiễm virus Corona”, tiến sĩ Katherine OBrien, giám đốc về vắc xin và tiêm chủng của WHO.
Hiện một số nước đã tiêm mũi tăng cường hoặc lên kế hoạch trong tháng 9, có thể kể đến Israel, Đức.
"Quái vật" Delta có nguy cơ đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80-90%
Giới chuyên gia lo ngại, Delta - biến chủng mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá là dễ lây nhiễm - có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80%, thậm chí có khả năng là gần 90%.
Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Bloomberg ngày 3/8 dẫn thông tin từ cuộc họp báo của tổ chức Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Mỹ cảnh báo rằng, sự lây lan của biến chủng Delta có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên trên mức 80% và có khả năng tiếp cận mốc 90%.
Con số trên "cao hơn nhiều" nếu so với ngưỡng miễn dịch mà giới khoa học ước tính trước đó, ở mức 60-70%, theo chuyên gia Richard Franco từ đại học Alabama (Mỹ).
Thuật ngữ "miễn dịch cộng đồng" dựa trên quan điểm rằng, khi một phần dân số nhất định có được miễn dịch với virus thông qua tiêm chủng hoặc thông qua việc nhiễm mầm bệnh trước đó, điều đó có thể làm giảm lây nhiễm và bảo vệ được cộng đồng dân số đó.
"Delta rõ ràng đang trở nên nguy hiểm, nguy hiểm hơn rất nhiều so với chủng virus ban đầu", ông Franco cảnh báo.
Trước đó, WHO đã cảnh báo rằng Delta hiện là biến chủng "dễ lây nhiễm nhất thế giới".
Miễn dịch cộng đồng dùng để chỉ việc phần đông dân số miễn dịch đối với một bệnh truyền nhiễm nào đó thông qua việc mắc bệnh và phục hồi để tạo kháng thể hoặc thông qua tiêm vắc xin.
Theo New York Times , kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát hồi năm ngoái, nhiều nhà dịch tễ học hàng đầu thế giới, trong đó có tiến sỹ người Mỹ Anthony Fauci, ước tính rằng miễn dịch cộng đồng xảy ra khi 60-70% dân số ở một quốc gia, khu vực có miễn dịch với mầm bệnh. WHO trước đó cũng từng nhiều lần viện dẫn con số này khi đề cập tới viễn cảnh tương lai của dịch bệnh.
Hồi cuối năm ngoái, ông Fauci đã ước tính lại con số này, và cho rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng với Covid-19 có thể ở mốc từ 75% tới trên 80%.
Tuần trước, một tài liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ ra biến chủng Delta sinh ra tải tượng virus tương tự tại nhóm người đã tiêm chủng so với nhóm chưa tiêm chủng. Điều này có nghĩa là, việc tiêm chủng giúp giảm khả năng mắc Covid-19, nhưng nếu bị mắc, người đã tiêm chủng rồi vẫn có khả năng lây lan mầm bệnh tương đương như người chưa tiêm chủng.
Ngoài ra, CDC Mỹ cũng cảnh báo, biến chủng Delta dễ lây lan hơn các virus gây dịch SARS, MERS, Ebola và các bệnh cúm theo mùa khác. Thậm chí, Delta dễ lây lan như bệnh thủy đậu. Cụ thể, một người nhiễm biến chủng Delta có thể lây bệnh cho trung bình 8-9 người. Với các chủng ban đầu, mỗi người bệnh chỉ lây lan virus cho khoảng 2 người, tương tự bệnh cảm cúm thông thường.
Mặc dù vậy, CDC Mỹ cũng công bố những dữ liệu cho thấy hiệu quả đáng khích lệ của việc tiêm vắc xin khi hơn 99,99% những người tiêm đầy đủ các mũi vắc xin sẽ không phải nhập viện hoặc tử vong khi mắc Covid-19 "đột phá", chỉ những ca nhiễm ở người đã được tiêm vắc xin đủ liều.
WHO hối thúc Tunisia tăng tốc tiêm chủng dù đã qua đỉnh dịch COVID-19 Ngày 2/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Tunisia, quốc gia thuộc nhóm có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, có thể đã qua đỉnh dịch trong làn sóng lây nhiễm mới nhất, song khuyến cáo chính phủ nước này vẫn cần phải tăng tốc chương trình tiêm chủng. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng...