WHO lo ngại lây truyền corona giữa người với người ở ngoài Trung Quốc
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết việc này sẽ được các chuyên gia đánh giá khi nhóm họp lần nữa để xem xét liệu có tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm virus corona tại nhà ga tàu hỏa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 29/1/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo Reuters, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 29/1 tuyên bố, việc chủng virus corona mới lây truyền giữa người với người ở 3 nước Đức, Việt Nam, Nhật Bản là đáng lo ngại và việc này sẽ được các chuyên gia đánh giá khi nhóm họp lần nữa để xem xét liệu có tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Geneva khi trở về từ Trung Quốc, đề cập tới cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Tôi đã được khích lệ và ấn tượng trước sự am hiểu cặn kẽ của Chủ tịch về sự bùng phát dịch bệnh cũng như việc ông tham gia (đối phó) với dịch bệnh, với tôi đây là sự lãnh đạo thực sự.”
Video đang HOT
Khi được hỏi về việc một nhóm quốc tế được nhất trí cử tới Trung Quốc, ông Tedros Adhanom cho hay nhóm này sẽ bao gồm nhân viên của WHO, và các nước cần đưa ra “những dàn xếp song phương” để cử chuyên gia của mình.
Ông cũng muốn sửa đổi cơ chế tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế hiện nay thành một cơ chế 3 giai đoạn./.
Theo vietnamplus.vn
50 quân nhân Mỹ bị chẩn đoán tổn thương não sau vụ tấn công của Iran
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo 50 quân nhân Mỹ đã bị chẩn đoán tổn thương não sau các cuộc không kích bằng tên lửa của Iran hồi đầu tháng 1/2020.
Hôm qua (28/1), Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo 50 quân nhân Mỹ đã bị chẩn đoán tổn thương não sau các cuộc không kích bằng tên lửa của Iran vào 1 căn cứ ở Iraq hồi đầu tháng 1, nhiều hơn 16 binh sĩ so với thông báo trước đó. Những triệu chứng của tổn thương não gồm đau đầu, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và nôn mửa.
50 quân nhân Mỹ bị chẩn đoán tổn thương não sau vụ tấn công của Iran. Ảnh: Reuters
31 trong số 50 quân nhân Mỹ được điều trị ở Iraq và đã trở lại nhiệm vụ, trong đó có 15 binh sĩ được chẩn đoán gần đây nhất. 18 binh sĩ được chuyển đến Đức để đánh giá tình hình sức khỏe và điều trị.
Ban đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức cấp cao tuyên bố vụ tấn công của Iran hôm 8/1 không gây thương vong cho bất kỳ binh sĩ Mỹ nào. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tổn thương mà lính Mỹ phải gánh chịu do vụ tấn công của Iran, cho rằng, ông chỉ nghe nói có một số trường hợp đau đầu và các vấn đề nhỏ khác. Bình luận này lập tức vấp phải sự chỉ trích của Hội cựu chiến binh Mỹ và họ yêu cầu lời xin lỗi từ Tổng thống.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, kể từ năm 2000 đã có 408.000 quân nhân được chẩn đoán bị chấn thương não. Iran đã bắn tên lửa vào căn cứ Ain al-Asad có lính Mỹ đồn trú ở Iraq nhằm trả đũa vụ Mỹ sát hại 1 tướng cấp cao trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran hôm 3/1. Vụ tấn công bằng tên lửa của Iran đã khép lại vòng xoáy bạo lực và hai bên kiềm chế leo thang quân sự./.
Theo Trần Nga/VOV1 (biên dịch)
Reuters
Những ngày sống giữa tâm dịch Vũ Hán của hai nhà báo Đức Hai phóng viên báo Der Spiegel bay từ Bắc Kinh đến Vũ Hán khi hay tin bùng phát virus corona mới đối mặt nguy cơ mắc kẹt cùng người dân ở tâm dịch khi có lệnh phong tỏa. Tin xấu đến vào khoảng 8h sáng 23/1. Tôi vừa thức dậy trong khách sạn thì điện thoại bắt đầu đổ chuông. "Chúng ta có...