WHO lên án vụ phá hủy bệnh viện ở Dải Gaza
Ngày 17/12, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên án vụ phá hủy bệnh viện Kamal Adwan ở phía Bắc Dải Gaza.
Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 7/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), ông Ghebreyesus bày tỏ WHO đau lòng trước việc bệnh viện Kamal Adwan ở phía Bắc Gaza bị phá hủy nặng nề trong vài ngày qua, khiến bệnh viện không thể hoạt động và ít nhất 8 bệnh nhân thiệt mạng. Không chỉ vậy, báo cáo cho thấy nhiều nhân viên y tế đã bị bắt giữ. Hiện WHO và các đối tác đang khẩn trương xác định thông tin về tình trạng của những người này,
Người đứng đầu WHO cũng quan ngại nguy cơ đối với sức khỏe và sự an toàn của các bệnh nhân khi xe cứu thương không thể tiếp cận bệnh viện.
Các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe ở Dải Gaza đã bị ảnh hưởng nặng nề do xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas, bùng phát từ ngày 7/10 vừa qua. Tuần trước, WHO lo ngại hoạt động kiểm tra an ninh đối với các đoàn xe chở thiết bị y tế tại Dải Gaza và việc tạm giữ các nhân viên y tế sau những cuộc kiểm tra có thể ảnh hưởng đến công tác chữa trị cho người bệnh.
Theo số liệu của giới chức y tế ở Dải Gaza, xung đột bùng phát giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas đã khiến trên 18.800 người ở vùng lãnh thổ này thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Phía Israel cũng có gần 1.200 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Liên quan đến tình hình nhân đạo ở Dải Gaza, dự kiến trong ngày 18/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết yêu cầu Israel và Hamas cho phép chuyển hàng viện trợ vào dải đất này thông qua các tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không. Dự thảo nghị quyết cũng đề xuất LHQ thiết lập cơ chế giám sát hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Để được thông qua, dự thảo nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ và không có phiếu phủ quyết của một trong 5 ủy viên thường trực HĐBA gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Anh.
Trong khi đó, khoảng 27.000 người ở thủ đô Brussels của Bỉ đã xuống đường tuần hành kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, cuộc tuần hành này là sáng kiến của một số hiệp hội ở Bỉ, trong đó có Hiệp hội Bỉ – Palestine (ABP) và Liên minh những người Do Thái tiến bộ của Bỉ (UPJB). Cuộc tuần hành bắt đầu từ Gare du Nord và đến Gare du Midi, qua Đại lộ Roi Albert II, Đại lộ du Jardin Botanique và tới khu trung tâm của thành phố. Những người tham gia tuần hành đã xếp thành một lá cờ Palestine với lời kêu gọi “Ngừng bắn ngay lập tức!”, đồng thời hối thúc Chính phủ Bỉ nỗ lực hết sức để thiết lập một lệnh ngừng bắn “ngay lập tức và vĩnh viễn” ở Gaza.
Người dân Gaza liều mình xuống biển đánh cá mưu sinh
Khi Mặt Trời mọc, hàng chục người bắt đầu đổ xô ra các bãi biển tại Dải Gaza. Một số người đến đây để câu cá kiếm thức ăn, trong khi những người khác chỉ hy vọng tận dụng thời gian ngừng bắn ngắn ngủi để ngâm mình dưới biển.
AFP Người dân đổ ra bờ biển Deir el-Balah tại Gazal. Ảnh: AFP
Tự nhận là "ngư dân trong một gia đình ngư dân", Walid Sultan đã phải rời khỏi nhà tại làng chài ở Beit Lahia, nơi bị ném bom nặng nề ở phía Bắc Dải Gaza, để di chuyển dọc theo bờ biển lên phía Nam, tới Deir el-Balah.
Không chịu được việc phải rời xa biển cả, Sultan đi vòng quanh ngôi trường do Liên hợp quốc điều hành, nơi anh đang trú ẩn để mượn thuyền của một người bạn rồi đi câu cá.
Thanh niên 22 tuổi chia sẻ: "Chúng tôi ra khơi ngay cả khi tàu Hải quân Israel bắn qua, vì chúng tôi muốn mang một ít cá về cho gia đình và bán kiếm ít tiền".
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết, ngay cả trước khi cuộc xung đột hiện nay nổ ra, công việc của Sultan cũng luôn rình rập nguy hiểm.
Từ khi lực lượng Hamas quản lý Gaza, Israel đã thu hẹp mạnh khu vực được phép đánh cá ngoài khơi bờ biển dải đất này.
Các ngư dân cho biết đôi khi họ gặp nguy hiểm khi ở trong khu vực được phép đánh bắt. Đối với ông Wael Ahmed (48 tuổi), thỏa thuận ngừng bắn kết thúc đã trở thành nỗi sợ hãi thường trực. Ông tâm sự: "Chúng tôi chỉ muốn quay trở lại cuộc sống bình thường và con cái chúng tôi được sống trong hòa bình".
Nhưng ngày 1/12, Quân đội Israel (IDF) thông báo nối lại chiến dịch quân sự trên Dải Gaza. Thông báo này đã xóa tan mọi hy vọng lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas sẽ tiếp tục được gia hạn sau 7 ngày thực thi.
Theo Liên hợp quốc, xung đột Israel-Hamas đã khiến hơn 1,7 triệu người dân ở Dải Gaza phải di dời. Với thỏa thuận ngừng bắn, dòng viện trợ nhân đạo vào Gaza đã tăng lên, nhưng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo rằng nó gần như chưa đủ.
Một phụ nữ Palestine phơi quần áo bên bờ biển ở Deir el-Balah. Ảnh: AFP
Trên bờ biển, một phụ nữ có tên Samia tranh thủ dùng nước biển để giặt giũ trong khi các con của cô chơi đùa gần đó. Samia và gia đình cô nằm trong những trường hợp phải di dời vì xung đột. Cô chia sẻ: "Hầu như không tìm được nước để uống nên tôi đã tắm rửa cho con trên biển và cũng giặt đồ tại đây".
Quân đội Israel tiếp tục cảnh báo ngư dân Palestine, trong các video bằng tiếng Arab đăng trên mạng, rằng "không được phép xuống biển". Ngày 30/11, quân đội Israel cho biết đã bắn cảnh cáo vào các tàu của người Palestine bị cáo buộc vi phạm hạn chế an ninh.
Giờ đây, Sultan không dám ra khơi quá 10 hải lý khi câu cá tại Deir al-Balah. Trong khi đó, lưới đánh cá, thuyền và xe máy của anh ở quê nhà Beit Lahia đều đã bị phá hủy. "Bây giờ cuộc sống không còn nghĩa lý gì nữa. Sống cũng như chết", Sultan than thở.
WHO phản đối cách binh sĩ Israel đối xử với nhân viên tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 12/12 đã bày tỏ bất bình về vụ việc quân đội Israel giam giữ và ngược đãi một nhân viên của tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ. Một nhân viên y tế ngồi bên trong xe cứu thương bị quân đội Israel chặn lại. Ảnh: Reuters Trong bài đăng trên mạng xã hội X,...