WHO lập ủy ban đánh giá cách xử lý Covid-19
WHO thông báo thành lập một ủy ban độc lập để đánh giá cách xử lý đại dịch Covid-19 của tổ chức này cũng như phản ứng của các chính phủ.
“Đây không phải báo cáo có sẵn để tích vào ô rồi được đặt trên kệ để dính bụi. Chúng tôi nghiêm túc về điều này”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại buổi họp trực tuyến với đại diện của 194 quốc gia thành viên hôm nay khi thông báo thành lập ủy ban.
Ông Tedros lưu ý rằng hồi tháng 5, các quốc gia thành viên WHO đã nhất trí thông qua nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, trong đó kêu gọi đánh giá “khách quan, độc lập và toàn diện” phản ứng toàn cầu đối với đại dịch. Ông cũng nói rằng ủy ban sẽ cung cấp một báo cáo tạm thời cho cuộc họp thường niên của các bộ trưởng y tế vào tháng 11.
Cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đồng ý đứng đầu ủy ban và lựa chọn thành viên. Phát biểu tại cuộc họp, bà Clark nói nhiệm vụ “chỉ có thể được mô tả là thử thách đặc biệt”.
“Thế giới sẽ hiểu sự thật những gì đã xảy ra và cũng là giải pháp để xây dựng tương lai của chúng ta tốt đẹp”, ông Tedros nói thêm.
Video đang HOT
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp báo tại trụ sở của tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 3/7. Ảnh: AFP.
Thông báo thành lập ủy ban được đưa ra sau khi Mỹ thông báo sẽ rời WHO vào ngày 6/7/2021 sau nhiều lần Tổng thống Donald Trump cáo buộc tổ chức này thông đồng với Trung Quốc, che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19, khiến nhiều quốc gia lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó và trì hoãn quyết định hạn chế đi lại. Trump hồi tháng 4 thông báo ngừng cấp ngân sách cho WHO và hơn một tháng sau đó, ông tuyên bố cắt quan hệ với tổ chức này.
Cả WHO và Trung Quốc đều bác bỏ những cáo buộc của Mỹ, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và kịp thời thông báo cho các nước.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 12,2 triệu người nhiễm và gần 553.000 người tử vong.
“Đừng nhầm lẫn: mối đe dọa lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt bây giờ không phải virus, mà đúng hơn là sự thiếu lãnh đạo và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu và quốc gia. Chúng ta không thể đánh bại đại dịch này khi bị chia rẽ. Virus phát triển mạnh nhưng sẽ bị ngăn chặn khi chúng ta đoàn kết”, Tổng giám đốc WHO nói tại cuộc họp.
Trung Quốc chỉ trích Australia 'can thiệp Hong Kong'
Trung Quốc phản đối việc Australia quyết định cung cấp nơi trú ẩn cho hàng nghìn người Hong Kong và chấm dứt hiệp ước dẫn độ với thành phố.
"Trung Quốc cực kỳ lấy làm tiếc và phản đối những cáo buộc vô căn cứ cũng như các biện pháp mà chính phủ Australia công bố liên quan đến Hong Kong", phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Tuyên bố cũng chỉ trích Australia "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và can thiệp thô bạo" vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. "Chúng tôi kêu gọi phía Australia lập tức dừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong", tuyên bố nêu thêm.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo nước này sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong do luật an ninh mà Trung Quốc đại lục mới ban hành đã "cấu thành sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh" tại Hong Kong.
Trụ sở đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra. Ảnh: ABC.
Australia cũng gia hạn thị thực thêm 5 năm cho khoảng 10.000 người Hong Kong đang sống tại nước này. Theo Thủ tướng Morrison, Canberra cũng sẽ tạo điều kiện cấp tình trạng thường trú nhân cho người Hong Kong hiện ở Australia bằng thị thực sinh viên hoặc lao động tạm trú.
Trước thông báo của Thủ tướng Morrison, Bộ Ngoại giao Australia đã cảnh báo công dân nước này ở Hong Kong về nguy cơ bị bắt theo luật an ninh "được định nghĩa mơ hồ". Bộ Ngoại giao Australia kêu gọi công dân "xem xét lại nhu cầu ở lại Hong Kong" nếu lo ngại luật an ninh mới.
Ngoại trưởng Marise Payne cho biết các đối tác an ninh trong nhóm "Ngũ Nhãn" của Australia, gồm Mỹ, Anh, Canada và New Zealand đã thảo luận các động thái của Trung Quốc tại Hong Kong. Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters nói rằng nước này cũng đang xem xét mối quan hệ với Hong Kong do luật an ninh mới, bao gồm hiệp ước dẫn độ, kiểm soát xuất khẩu hàng hóa chiến lược và khuyến cáo đi lại.
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Ngoại trưởng 'Ngũ Nhãn' họp về Hong Kong Các ngoại trưởng thuộc 5 nước liên minh tình báo Ngũ Nhãn họp trực tuyến về tình hình Hong Kong hôm 8/7. Thông tin được một quan chức chính phủ Canada tiết lộ ở Ottawa hôm 8/7, song không nói thêm chi tiết. Ngũ Nhãn (Five Eyes) là liên minh tình báo 5 nước gồm Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada. Ngoại...