WHO lập nhóm mới điều tra nguồn gốc COVID-19
Ngày 26-9, báo Wall Street Journal đưa tin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang khôi phục cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19.
Các quan chức WHO cảnh báo không còn nhiều thời gian để xác định nguồn gốc đại dịch này.
Các quan chức Trung Quốc và chuyên gia WHO tổ chức họp báo chung khi kết thúc cuộc điều tra chung của WHO và Trung Quốc ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 2 năm nay – Ảnh: AP
Tính đến 15h30 chiều 27-9, sau hơn một năm rưỡi kể từ lúc chính thức ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2020, đã có hơn 232 triệu người trên thế giới mắc COVID-19. Trong đó, hơn 4,7 triệu người đã tử vong, theo trang Worldometers .
Sau khi cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 bị đình trệ, giờ đây một nhóm điều tra mới gồm khoảng 20 nhà khoa học đang được tập hợp lại để thực hiện nhiệm vụ săn lùng bằng chứng mới ở Trung Quốc và các nơi khác.
Nhóm này được đặt tên là “Nhóm Cố vấn khoa học về nguồn gốc của các mầm bệnh mới”. Đây là một nhóm thường trực giúp WHO điều tra các đợt bùng dịch trong tương lai và xác định đâu là các hoạt động của con người làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh mới.
Với sứ mệnh đó, Nhóm Cố vấn khoa học về nguồn gốc của các mầm bệnh mới sẽ phụ trách cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Các nhà khoa học này bao gồm các chuyên gia về an ninh sinh học và an toàn trong phòng thí nghiệm, các nhà di truyền học, các chuyên gia bệnh động vật có hiểu biết sâu về cách thức virus lây lan từ tự nhiên.
Theo các quan chức WHO, nhóm chuyên gia mới nói trên chịu trách nhiệm điều tra về các khả năng COVID-19 xuất hiện. Trong số này có giả thuyết COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm – giả thuyết đã khiến Trung Quốc tức giận và kiên quyết bác bỏ thời gian qua.
Video đang HOT
WHO cho biết sáng kiến mới sẽ giúp đẩy nhanh cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19. Các quan chức WHO cảnh báo không còn nhiều thời gian để xác định nguồn gốc đại dịch này.
Bởi lẽ có thể sẽ không còn tận dụng được các mẫu máu thu từ các bệnh nhân COVID-19 sớm nhất. Các kháng thể ở những bệnh nhân này đang biến mất dần, đến mức không thể phát hiện được.
Thời gian qua Mỹ và các đồng minh của Washington đã hối thúc WHO mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc COVID-19.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản đối. Bắc Kinh cho rằng bất kỳ cuộc điều tra mới nào về nguồn gốc COVID-19 nên tập trung vào nước khác, trong đó có Mỹ.
Hồi đầu tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã bác bỏ lời kêu gọi của WHO về việc điều tra lại nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi WHO kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu gốc và các mẫu máu thu từ các ca nghi nhiễm năm 2019, đồng thời cho phép tiếp cận các phòng thí nghiệm như Viện Virus học Vũ Hán.
Trước đó, nhóm chuyên gia WHO tới Vũ Hán vào tháng 1-2021 đã không đưa ra kết luận rõ ràng về nguồn gốc đại dịch. Báo cáo chung của WHO và Trung Quốc sau cuộc điều tra cho rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”.
Trong báo cáo cuối cùng, nhóm chuyên gia WHO cho biết dữ liệu do các nhà khoa học Trung Quốc cung cấp trong chuyến công tác này không đủ để trả lời các câu hỏi quan trọng về thời gian, địa điểm và cách thức virus bắt đầu lây lan.
'Cơn bão' tin sai lệch về thuốc ivermectin lan tràn khắp thế giới
Khi hệ thống y tế của Peru bị quá tải năm 2020, nhiều người dân đã bắt đầu tự tìm thuốc điều trị COVID-19.
Trong những tháng đầu của dịch, sự quan tâm của người dân Peru đối với thuốc ivermectin đã tăng lên.
Một người đàn ông mua thuốc ivermectin tại Bolivia vào tháng 5/2020. Ảnh: Reuters
Tờ Guardian (Anh) cho biết những thông tin sai lệch xuất hiện trên mạng xã hội Peru cho rằng ivermectin, vốn là thuốc trị ký sinh trùng ở người và gia súc, có hiệu quả đối với chống virus SARS-CoV-2.
Khi vaccine COVID-19 vẫn ở trong giai đoạn phát triển, các bác sĩ đã sử dụng ivermectin cho bệnh nhân. Mặc dù thiếu bằng chứng về hiệu quả của thuốc trong việc điều trị COVID-19 nhưng chính phủ Peru đã đưa ivermectin vào hướng dẫn điều trị vào đầu tháng 5/2020.
Cựu Bộ trưởng Y tế Peru Patricia Garcia nhớ lại: "Tất cả các nhà thuốc đều cháy hàng ivermectin. Rồi cả thị trường chợ đen và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi thuốc thú y ivermectin cũng được sử dụng".
Giống như một số quốc gia Mỹ Latinh khác, Peru vào năm 2020 đã trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 khiến hệ thống y tế nước này quá tải. Cựu Bộ trưởng Garcia cho biết nhiều người dân đã chuyển sang tự điều trị bằng ivermectin. Các chính trị gia địa phương và người dẫn chương trình truyền hình đã nói với khán giả rằng hãy dùng ivermectin. Một số người Peru thậm chí sử dụng ivermectin được bào chế cho vật nuôi và bằng việc tiêm thuốc vào người. Những hình ảnh về mô hoại tử trên da người sau các mũi tiêm ivermectin đã đến bàn làm việc của bà Garcia.
Sự việc tại Peru liên quan với ivermectin là dấu hiệu ban đầu cho những điều sắp xảy ra. Thời gian qua, sự quảng cáo rầm rộ về loại thuốc này đã dẫn đến tình trạng bùng nổ buôn bán trái phép và thông tin sai lệch tràn lan ở một số quốc gia. Các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiến hành để xác định xem ivermectin có lợi ích trong việc chống lại COVID-19 hay không.
Trong thời gian này, các cơ quan y tế Mỹ và quốc tế đã lên tiếng phản đối việc sử dụng ivermectin và nhấn mạnh rằng vaccine vẫn là phương tiện an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa COVID-19. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã đưa ra cảnh báo không nên sử dụng ivermectin để điều trị hoặc phòng ngừa COVID-19.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) trong tháng 2 cho biết rằng không có đủ bằng chứng "ủng hộ hoặc chống lại" việc khuyến nghị loại thuốc này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khuyến cáo vào tháng 3 rằng loại thuốc này chỉ nên được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng. Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cũng đưa ra khuyến nghị tương tự.
Ivermectin được bào chế vào thập niên 70 của thế kỷ trước để điều trị ký sinh trùng ở vật nuôi, nhưng loại thuốc này đã có công dụng mới trong những thập kỷ gần đây khi được điều chỉnh dành cho người.
Các nhà nghiên cứu và bác sĩ từ giai đoạn đầu của dịch đã xem xét việc sử dụng những loại thuốc hiện hành để trong điều trị COVID-19, một số người đã dành sự chú ý của họ vào ivermectin. Tháng 3/2020, các nhà nghiên cứu tại Australia đã thực hiện thử nghiệm ivermectin trong phòng thí nghiệm trên tế bào nuôi cấy và thu được kết quả khả quan. Một tháng sau, bản nghiên cứu chưa được thẩm định đã xuất hiện trên internet kèm khẳng định rằng loại thuốc này cũng làm giảm tỷ lệ tử vong ở người.
Các chuyên gia y tế cho rằng nghiên cứu của Australia thiếu bằng chứng cho thấy thuốc có thể tác dụng ở người. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những phát hiện của nghiên cứu mới chỉ giới hạn trong môi trường phòng thí nghiệm thay vì trên cơ thể người. Họ cũng đề cập rằng việc sử dụng ivermectin ngay cả ở liều lượng thông thường cũng có gây ra những tác dụng phụ đáng kể.
Thậm chí còn có nhiều lo ngại hơn với nghiên cứu thứ hai xuất hiện, khi các nhà khoa học nhận thấy nó dựa trên dữ liệu sai sót từ một công ty phân tích chăm sóc sức khỏe hiện đã mất uy tín có tên là Surgisphere (Mỹ). Một số tạp chí khoa học nổi tiếng đã trích dẫn một vài nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Surgisphere cũng như nghiên cứu của Australia. Nhiều chính phủ các nước Mỹ Latinh đã bổ sung ivermectin vào hướng dẫn điều trị của họ ngay cả khi một số chuyên gia y tế phản đối.
Đội ngũ y tế đến từng nhà để xét nghiệm COVID-19 tại Lima, Peru. Ảnh: A
Ở Peru, thông tin sai lệch về ivermectin tràn lan khắp mạng xã hội và thậm chí có nguồn khẳng định Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông qua việc sử dụng loại thuốc này để điều trị COVID-19. Điều tương tự xảy ra ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác. Ở Bolivia, một tài khoản Facebook đăng video cho rằng ivermectin có thể "cứu bạn khỏi COVID-19" đã được chia sẻ tới 285.000 lần.
Giáo sư dự bị Silvia Martins tại Đại học Columbia (Mỹ) cho biết doanh số bán ivermectin cũng bùng phát tại Brazil. Bà Martins nói: "Thời điểm đầu dịch COVID-19, mọi người đều tìm kiếm thần dược". Cũng theo bà, trên mạng xã hội có hàng loạt thông tin sai lệch và tin đồn về các loại thuốc điều trị COVID-19 như ivermectin.
Đến tháng 6/2020, các quan chức về y tế và nhiều tổ chức khắp Mỹ Latinh bắt đầu lên tiếng phản đối việc sử dụng ivermectin chống COVID-19. Cùng tháng đó, Tổ chức Y tế Liên Mỹ, một nhánh của WHO, khuyến cáo không nên sử dụng ivermectin chữa COVID-19. Cơ quan giám sát Y tế Quốc gia Brazil vào tháng 7/2020 tuyên bố rằng không có bằng chứng kết luận ivermectin chống lại COVID-19. Tháng 10/2020, Bộ Y tế Peru loại bỏ đề xuất sử dụng ivermectin điều trị COVID-19.
Nhưng khi làn sóng dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 10/2020, thông tin sai lệch về ivermectin lại lan truyền sang nhiều quốc gia khác. Tại Mỹ, CDC trong tháng 8 cho biết số đơn thuốc kê ivermectin đã tăng vọt trong những tháng gần đây, lên đến gần 88.000 đơn trong một tuần giữa tháng 8.
Giới chức tại Nam Phi, Bắc Ireland và nhiều quốc gia khác đã tịch thu số thuốc ivermectin trị giá hàng triệu USD mua bán trái phép tại thị trường chợ đen.
Hiệp hội Y khoa Malaysia vào tháng 7 đã cảnh báo về việc sử dụng ivermectin ngoài các thử nghiệm lâm sàng sau khi ghi nhận nhiều thông tin sai lệch trên mạng xã hội và tình trạng bán thuốc bất hợp pháp tại nước này.
Chuyên gia nhận định về khả năng Ấn Độ bước vào giai đoạn cuối của đại dịch Các nhà khoa học đánh giá dịch COVID-19 có thể đã sang giai đoạn khác tại Ấn Độ với số ca mắc mới trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn hiện hữu. Tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại Ấn Độ đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Ảnh: Getty Images Trong tháng...