WHO: Làn sóng lây nhiễm COVID-19 sắp đạt đỉnh tại Italy
Ngày 17/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư sẽ đạt đỉnh ở Italy trong vòng 2-3 tuần tới và sau đó là một giai đoạn đại dịch suy giảm.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy ngày 11/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, sự lây lan của virus SARS-CoV-2 đang chậm lại với số ca nhiễm COVID-19 ở Italy giảm nhẹ. Nhưng đồng thời, với tốc độ lây truyền rất cao của biến thể Omicron, hiện phổ biến với trên 2,5 triệu người Italy dương tính với virus, chắc chắn rằng gần như toàn bộ dân số nước này sẽ phơi nhiễm biến thể Omicron trong năm 2022.
Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Pierpaolo Sileri cũng dự báo rằng “đến cuối năm nay, hầu như tất cả mọi người sẽ bị ảnh hưởng”. Còn Giám đốc WHO ở châu Âu Hans Kluge cho biết “từ nay đến tháng 3, 40/53 quốc gia châu Âu sẽ phải chịu tình trạng căng thẳng gia tăng do các ca COVID-19 phải nhập viện và cấp cứu”.
Trong những tuần gần đây, Italy – quốc gia phương Tây đầu tiên bị COVID-19 tấn công hồi đầu năm 2020, đã ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ngày một gia tăng. Trong ngày 16/1, Italy ghi nhận 149.512 ca mắc mới COVID-19 và 248 ca tử vong. Tính đến nay, nước này có tổng cộng trên 8,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 141.000 ca tử vong. Italy là nước có số ca tử vong do mắc COVID-19 cao thứ ba ở châu Âu, sau Nga và Anh và đứng thứ 9 trên thế giới.
* Trong khi đó, Đan Mạch ngày 17/1 cũng thông báo ghi nhân số ca mắc COVID-19 mới ở mức kỷ lục với 28.780 ca trong 24 giờ qua. Số ca nặng nhập viện cũng lên tới 802 trường hợp, mức cao nhất tại nước này kể từ đầu năm 2022. Tình trạng lây lan nhanh dịch COVID diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Đan Mạch đã cho phép mở cửa lại các rạp chiếu phim, bảo tàng và các cơ sở văn hóa sau một tháng phong tỏa.
Hiện một số nước châu Âu đã thay đổi cách tiếp cận đối với dịch COVID19 sang phương pháp gần giống cách thích ứng với bệnh cúm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia sức khỏe cộng đồng nói rằng, còn quá sớm để làm như vậy.
Video đang HOT
Omicron làm lộ điểm yếu trong y tế công cộng châu Âu
Biến thể Omicron đang bộc lộ các điểm yếu trong hệ thống y tế công cộng của châu Âu.
Y tá chăm sóc một bệnh nhân COVID-19 trong khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Đại học Strasbourg (Pháp). Ảnh: AP
Một nhân vật cấp cao thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 1 đã cảnh báo về việc các quốc gia châu Âu không còn nhiều cơ hội trong ngăn chặn hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải bởi làn sóng dịch mới do biến thể Omicron gây ra. Hãng thông tấn AP (Mỹ) đánh giá Pháp, Anh và Tây Ban Nha vốn là những quốc gia có chương trình y tế quốc gia tốt nhưng "cánh cửa" của họ dường như đã đóng.
Lãnh đạo khoa Chăm sóc tích cực tại một bệnh viện ở thành phố Strasbourg (Pháp) đã phải từ chối nhận thêm bệnh nhân. Trong khi đó, Tây Ban Nha rơi vào tình trạng nhiều nhân viên y tế phải nghỉ làm do biến thể Omicron. Một bác sĩ tại bệnh viện ở London (Anh) còn kể về trường hợp trì hoãn trong chẩn đoán bệnh ung thư của một người đàn ông.
Bác sĩ Julie Helms tại Bệnh viện Đại học Strasbourg chia sẻ: "Có rất nhiều bệnh nhân mà chúng tôi không thể nhận và chính những bệnh nhân không mắc COVID-19 là nạn nhân của tất cả những điều này".
Bác sĩ Nicolas Lefebvre tại khoa bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện Strasbourg (Pháp) đánh giá COVID-19 đã bộc lộ điểm yếu của toàn bộ hệ thống y tế vốn được coi là tốt nhất trên thế giới này.
Các chuyên gia nhận định vấn đề nằm ở chỗ có ít hệ thống y tế tại châu Âu được xây dựng đủ linh hoạt để xử lý một khủng khoảng như dịch COVID-19. Trong khi đó, các làn sóng dịch lặp lại khiến các hệ thống y tế bận rộn và không còn thời gian để thay đổi.
Vận chuyển bệnh nhân tại bệnh viện ở London (Anh). Ảnh: AP
Tỷ lệ nhập viện bình quân đầu người hiện nay ở Pháp, Italy và Tây Ban Nha đang ở mức cao ngang ngửa với mùa Xuân năm 2021, thời điểm ba quốc gia này áp dụng cách ly và các biện pháp phòng dịch khác. Tỷ lệ nhập viện của những người mắc COVID-19 ở Anh trong tuần kết thúc vào ngày 9/1 cao hơn so với đầu tháng 2/2021, trước khi hầu hết người dân được tiêm chủng. Nhưng ở thời điểm này, không hề có lệnh phong tỏa.
Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington (Mỹ) dự đoán rằng hơn nửa dân số tại khu vực châu Âu với 53 quốc gia (theo phân chia của WHO) có thể nhiễm biến thể Omicron trong 2 tháng tới. Trong đó, số bệnh nhân sẽ bao gồm cả các bác sĩ, y tá và nhân viên tại bệnh viện công.
Chỉ riêng hệ thống bệnh viện tại Strasbourg (Pháp) ghi nhận 15% nhân viên phải nghỉ trong tuần này. Nhiều bệnh nhân không ở trong tình trạng nghiêm trọng sẽ phải đợi chờ. Tại Anh, Omicron cũng gây ảnh hưởng mạnh đến hệ thống y tế ngay cả khi biến thể này được cho là gây bệnh nhẹ hơn các biến thể trước đó. Chính phủ Anh trong tháng 1 đã cử quân y tới hỗ trợ các bệnh viện.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết có gần 13.000 bệnh nhân buộc phải chờ đợi trên cáng trong 12 tiếng cho đến khi có giường trống trong bệnh viện. Anh ghi nhận khoảng 5,9 triệu người đang chờ đợi tầm soát ung thư, phẫu thuật... Các chuyên gia ước tính con số có thể tăng gấp đôi trong 3 năm tới.
Nhân viên y tế trao đổi với bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Đại học Strasbourg (Pháp). Ảnh: AP
ADVERTISING
X
Giữa làn sóng dịch đầu tiên vào tháng 4/ 2020, văn phòng của WHO tại châu Âu đã đưa ra hướng dẫn cách thức để các hệ thống y tế xây dựng hệ thống đối phó với các đợt bùng phát mới, bao gồm cả việc xác định một lực lượng y tế tạm thời.
Nhưng Pháp đã cắt giảm số giường bệnh và các bác sĩ, y tá trong nhiều năm trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Việc xây dựng lực lượng trở lại trong vài tháng là quá sức nhất là khi làn sóng hiện tại đã lây nhiễm cho hàng trăm nhân viên bệnh viện mỗi ngày.
Liên đoàn NHS của Anh cho biết hệ thống y tế của nước này đã bước vào đại dịch với tình trạng thiếu 100.000 nhân viên y tế.
Làn sóng dịch đầu tiên đã đẩy hệ thống y tế Tây Ban Nha đến giới hạn. Các bệnh viện còn lập khu chăm sóc tích cực ngay trong thư viện, phòng mổ. Nhiều người cao tuổi đã qua đời trong viện dưỡng lão mà không được đưa đến các bệnh viện vì quá tải. Sau đó, chính phủ Tây Ban Nha cam kết không để điều tương tự xảy ra.
Bác sĩ Helms tại Strasbourg cho biết khoa của bà có chỗ cho 30 giường bệnh chăm sóc đặc biệt nhưng chỉ đủ nhân viên để chăm sóc cho bệnh nhân tại 26 giường. Khoa bệnh truyền nhiễm trong cùng bệnh viện đã phải "mượn" nhân viên từ nhiều khoa khác, dù điều này đồng nghĩa với việc các bệnh nhân không phải COVID-19 sẽ được chăm sóc ít hơn.
Chủ tịch Liên đoàn bệnh viện Pháp Frédéric Valletoux nhận định các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia nên nhận ra về vấn đề. Vào năm 2022, Liên đoàn bệnh viện Pháp đã đề nghị thêm nhiều nguồn lực từ các nhân viên y tá trở lên. Ông Valletoux nói: "Khó khăn trong hệ thống của chúng ta làm rung chuyển mọi thứ, đặc biệt là khi chúng ta đang ở tâm điểm khủng hoảng".
WHO phê chuẩn hai phương pháp mới điều trị COVID-19 Ngày 14/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê chuẩn hai phương pháp mới điều trị COVID-19, qua đó bổ sung thêm công cụ mũi nhọn cùng các loại vaccine hiện có để ngăn ngừa nguy cơ trở nặng và tử vong cho bệnh nhân COVID-19. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome,...