WHO khuyến nghị tăng thuế đối với rượu, bia và đồ uống có đường
Ngày 5/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia cần tăng thuế đối với các loại đồ uống có đường và đồ uống có cồn, cho rằng hiện có quá ít quốc gia sử dụng biện pháp thuế để khuyến khích xu hướng tiêu dùng lành mạnh hơn.
Các chai rượu vang tại kho chứa ở Vertu, miền Tây Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sau khi nghiên cứu thuế suất, WHO nhận định thuế trung bình toàn cầu đối với những “sản phẩm không tốt cho sức khỏe” như vậy hiện ở mức thấp. Trong khi đó, mỗi năm có 2,6 triệu người tử vong do sử dụng đồ uống có cồn và 8 triệu người tử vong do chế độ ăn không lành mạnh.
Chính vì vậy, WHO khuyến nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại đồ uống có đường và đồ uống có cồn. Theo cơ quan y tế của Liên hợp quốc, việc áp thuế như vậy sẽ không chỉ giúp giảm bớt việc sử dụng các sản phẩm này mà còn thôi thúc các công ty tạo ra các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.
WHO nêu rõ mặc dù hiện có 108 quốc gia áp một số loại thuế đối với các mặt hàng đồ uống có đường, nhưng trên toàn cầu, thuế tiêu thụ đặc biệt trung bình chỉ chiếm 6,6% giá nước ngọt. Có 50% trong số các quốc gia này đánh thuế nước uống thông thường, song WHO không khuyến nghị áp thuế này.
Giám đốc phụ trách mảng tăng cường sức khỏe của WHO, ông Rudiger Krech cho rằng việc đánh thuế những sản phẩm không tốt cho sức khỏe sẽ tạo nền tảng dân cư khỏe mạnh. Điều này tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp giảm bớt bệnh tật, tình trạng suy nhược và mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nguồn thu này có thể dùng để phân bổ cho những dịch vụ công thiết yếu. Xét riêng với đồ uống có cồn, việc đánh thuế còn giúp ngăn ngừa bạo lực và thương tích do tai nạn giao thông đường bộ.
Cũng trong ngày 5/12, WHO đã ban hành sổ tay hướng dẫn 194 quốc gia thành viên thực hiện chính sách đánh thuế và quản lý đồ uống có cồn. Theo cơ quan này, việc định giá tối thiểu, bao gồm thuế, có thể hạn chế tiêu thụ rượu giá rẻ, giảm số ca nhập viện, số ca tử vong, các vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông và các vụ phạm tội liên quan tới rượu.
Video đang HOT
WHO cho biết thêm, một cơ quan nghiên cứu uy tín đã chỉ ra rằng những người nghiện rượu thường có xu hướng sử dụng đồ uống có cồn giá rẻ nhất.
Ngoài ra, WHO lưu ý rằng cho đến nay có 148 quốc gia trên thế giới đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước đối với đồ uống có cồn. Tuy nhiên, ít nhất 22 quốc gia, hầu hết là ở châu Âu, miễn thuế này đối với rượu vang. Trên toàn cầu, trung bình thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thương hiệu bia bán chạy nhất là 17,2%, trong khi mức thuế như vậy đối với thương hiệu rượu đắt khách nhất là 26,5%.
Người bị loãng xương nên tránh ăn gì?
Bị loãng xương nên tránh ăn gì là băn khoăn của nhiều người, sau đây là các loại thực phẩm bạn cần điều chỉnh trong thực đơn hàng ngày để tốt cho sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Hà Thành định nghĩa bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương, dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay.
Bị loãng xương nên tránh ăn gì là băn khoăn của nhiều người. (Ảnh: Shutterstock)
Sau đây là một số loại thực phẩm cần tránh đối với những người bị loãng xương, bạn hãy ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-6
Bài viết trên website Bệnh viện Hồng Ngọc nhận định, thực phẩm chứa acid béo Omega-6 rất tốt với sức khỏe tim mạch và trí não, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp.
Acid béo Omega-6 có thể làm gia tăng chất gây viêm của cơ thể. Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-6, chỉ nên dùng 2 - 3 bữa trong một tuần.
Thực phẩm chứa nhiều muối và đường
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng lượng canxi mà cơ thể bạn bài tiết khi đi tiểu. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương bằng cách giảm hấp thu canxi trong ruột, tăng bài tiết canxi và magiê qua nước tiểu, đồng thời làm suy yếu quá trình tạo xương.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường và sức khỏe của xương ngày càng xấu đi. Hầu hết các nghiên cứu trên người đều kết luận rằng chế độ ăn nhiều đường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của xương, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
Bị loãng xương nên tránh thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến tại chỗ, phục vụ cho người ăn nhanh chóng. Thông thường, các món ăn này được chế biến, nấu từ trước và phục vụ khách hàng theo hình thức gói mang đi.
Thức ăn nhanh thường được chiên rán nhiều dầu mỡ, thậm chí sử dụng dầu mỡ đã được chiên đi chiên lại nhiều lần. Điều này rất gây hại với sức khỏe, làm tăng khả năng lão hóa của xương và tình trạng viêm diễn ra nặng hơn.
Rượu bia
Rượu bia là một trong các nguyên nhân chính làm giảm mật độ xương gây loãng xương, tăng tỷ lệ gãy xương, hạn chế sự hình thành xương mới và làm giảm tỷ lệ phục hồi sau khi gãy xương.
Bệnh viện Tâm Anh lưu ý, người bị loãng xương nên có chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tiến triển, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương cần phải đảm bảo đủ lượng vitamin, khoáng chất, canxi. Bạn cần ưu tiên chọn các nguyên liệu thực phẩm tươi sạch.
Lần đầu đăng video sau cuộc nổi loạn, thủ lĩnh Wagner nói gì? Trong đoạn video phát biểu đầu tiên từ sau cuộc nổi loạn bất thành tại Nga, thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin của nhóm đánh thuê Wagner nói sẽ giúp nước Nga vĩ đại hơn trên mọi châu lục. Ngày 21.8, các kênh Telegram liên kết với lực lượng Wagner đăng tải đoạn video mới quay cảnh phát biểu của ông Yevgeny Prigozhin. Đây là...