WHO khuyến nghị tạm thời tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 16/12 đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm khác nhau để tiêm liều thứ 2 và thứ 3.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, tùy thuộc vào số vaccine sẵn có, các loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA như vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna có thể được sử dụng để tiêm liều thứ 2 sau khi tiêm mũi 1 là vaccine theo công nghệ vector của hãng AstraZeneca và ngược lại. WHO cho biết vaccine của hãng AstraZeneca và bất kỳ loại vaccine nào được sản xuất theo công nghệ mRNA cũng có thể dùng để tiêm liều thứ 2 sau khi đã tiêm mũi đầu tiên là vaccine bất hoạt của hãng Sinopharm.
WHO đưa ra hướng dẫn trên dựa trên khuyến nghị của Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về vaccine của tổ chức này và một nghiên cứu lớn công bố hồi tuần trước cho thấy việc tiêm liều thứ nhất là vaccine của hãng AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech và sau đó 9 tuần tiêm liều thứ 2 là vaccine của hãng Moderna đã cho thấy phản ứng miễn dịch tốt hơn. Tuy nhiên, WHO cho rằng việc tiêm kết hợp các loại vaccine như vậy cần tính đến nguồn cung vaccine, khả năng tiếp cận cũng như lợi ích và rủi ro của các loại vaccine được sử dụng.
WHO cho biết khuyến nghị trên sẽ được xem xét lại nếu có thêm các dữ liệu. Trước khi WHO đưa ra khuyến nghị trên, nhiều quốc gia đã tiến hành tiêm kết hợp các loại vaccine khi phải đối mặt với số ca nhiễm mới tăng vọt trong khi nguồn cung thấp và tốc độ tiêm chủng chậm vì lo ngại về tính an toàn.
Trong diễn biến liên quan, Văn phòng WHO khu vực châu Âu ngày 16/12 đã kêu gọi người dân thận trọng trong mùa lễ hội này khi châu Âu hiện đang phải đối phó với 2 biến thể có khả năng lây nhiễm cao, có nguy cơ làm tổn hại hệ thống y tế vốn đã bị quá tải.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu đã là tâm điểm của dịch bệnh COVID-19 do biến thể Delta gây ra ngay cả trước khi biến thể Omicron xuất hiện. Văn phòng WHO tại châu Âu nhận định mối đe dọa vẫn nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi Delta đang là biến thể lây lan chính trên khắp châu lục trong khi biến thể Omicron cũng bắt đầu lan truyền nhanh chóng.
Ông Kluge nhấn mạnh “hành động thận trọng” cùng với việc áp dụng các biện pháp chống dịch như tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, tiêm liều tăng cường, xét nghiệm, đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách, vẫn là cách thức chống dịch hiệu quả.
Omicron lan chưa từng thấy, ông Biden cảnh báo "mùa đông chết chóc"
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo biến chủng Omicron bắt đầu lây lan nhanh và những người không tiêm vaccine Covid-19 sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp với nhóm chuyên trách Covid-19 hôm 16/12 (Ảnh: Reuters).
"Biến chủng (Omicron) đã xuất hiện ở đây và đang lan rộng, nó sẽ tiếp tục tăng nhanh", Tổng thống Joe Biden nói trong cuộc họp với nhóm chuyên trách Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 16/12.
"Đối với những người chưa tiêm chủng, chúng tôi đang nhìn thấy một mùa đông bệnh tật nghiêm trọng và chết chóc cho bản thân họ, gia đình họ và các bệnh viện mà họ sẽ sớm áp đảo. Nhưng có một tin tốt lành. Nếu bạn được tiêm chủng, và bạn được tiêm mũi tăng cường, bạn sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong", ông Biden nói thêm.
Tổng thống Biden nhấn mạnh hiệu quả của mũi vaccine tăng cường trong việc đề phòng bệnh nặng. Các chuyên gia cho rằng đây là cách để chống lại nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, bất chấp bệnh nhân nhiễm biến chủng nào.
Theo ông Biden, việc tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ giúp duy trì nền kinh tế và mở cửa trường học.
"Vấn đề bây giờ là Omicron đã xuất hiện ở đây. Nó sẽ bắt đầu lây lan nhanh chóng hơn nhiều vào đầu năm tới. Biện pháp bảo vệ thực sự duy nhất là tiêm phòng", tổng thống nhấn mạnh.
Anthony Fauci, cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Biden về đại dịch Covid-19, hôm 16/12 cho biết biến chủng Omicron có thể sẽ trở thành chủng trội tại Mỹ trong "vài tuần tới", đồng thời cảnh báo nguy cơ các bệnh viện sẽ bị quá tải trong mùa đông này.
Ông Fauci khẳng định, những người đã được tiêm chủng, đặc biệt là những người được tiêm mũi vaccine tăng cường, sẽ được "bảo vệ tương đối tốt, ít nhất là chống lại nguy cơ bệnh nặng". Điều khiến ông Fauci lo lắng nhất là những người chưa được tiêm chủng.
Các nhà chức trách Mỹ đang chuẩn bị ứng phó với làn sóng lây nhiễm Omicron có nguy cơ áp đảo hệ thống y tế. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ gần đây cảnh báo tỷ lệ ca nhiễm Omicron ở Mỹ đã tăng mạnh và có thể gia tăng đột biến ngay trong tháng tới.
Chính phủ Mỹ đang kêu gọi tất cả người dân có thể đủ điều kiện đi tiêm mũi vaccine tăng cường. Theo CDC, khoảng 27% người Mỹ đã được tiêm mũi vaccine thứ 3.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hong Kong, biến chủng Omicron sinh sôi nhanh gấp 70 lần Delta khi xâm nhập vào phế quản của con người sau 24 giờ. Nghiên cứu nhấn mạnh, với khả năng né một phần miễn dịch tạo ra nhờ vaccine hoặc từng mắc Covid-19, mối đe dọa chung từ Omicron có thể vẫn rất lớn.
WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại". Biến chủng này gây lo ngại do chứa tới 32 đột biến trên protein gai - cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus.
Trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO Maria Van Kerkhove cảnh báo viễn cảnh thế giới có thể đối mặt với "sóng thần" Covid-19 vì sự lây lan của 2 biến chủng đáng lo ngại là Delta và Omicron. Bà Van Kerkhove cho rằng, chỉ tiêm chủng là không đủ để có thể kiểm soát được 2 biến chủng dễ lây lan này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 14/12 cho biết kể từ khi bắt đầu xuất hiện ở nam châu Phi vào tháng trước, biến chủng Omicron cho đến nay đã được ghi nhận ở 77 quốc gia trên thế giới với tốc độ lây lan "chưa từng thấy". Ông Tedros thậm chí cho rằng Omicron có thể đã xuất hiện ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện.
WHO cập nhật thông tin về hiệu quả của vaccine đối với biến thể Omicron Trong bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần, ngày 15/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bằng chứng ban đầu cho thấy các loại vaccine hiện nay có thể kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến thể Omicron và biến thể này cũng có nguy cơ gây tái nhiễm cao hơn. Vì vậy, WHO đánh giá rủi ro...