WHO khuyên châu Âu, Bắc Mỹ học châu Á cách chống Covid-19
Chuyên gia WHO Mike Ryan nói châu Âu và Bắc Mỹ nên học hỏi cách châu Á chống dịch bằng những biện pháp lâu dài, quyết liệt.
Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói trong một cuộc họp báo hôm 19/10 rằng kinh nghiệm chống Covid-19 từ châu Á mà hai khu vực này có thể học hỏi là duy trì các biện pháp phòng chống dịch và cách ly bất cứ ai tiếp xúc gần với người nhiễm.
Ông cho hay các nước châu Âu, bao gồm Nga, đã ghi nhận tới 8.500 ca tử vong vì Covid-19 trong tuần qua. Một nửa các nước ở khu vực này cũng chứng kiến các ca nhiễm mới nCoV tăng 50%.
Trong khi đó, các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc gần đây đã kéo giảm sự lây lan của nCoV bằng cách phát hiện, cách ly người nhiễm cũng như những ca tiếp xúc gần, Ryan cho biết thêm.
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/5. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Theo chuyên gia WHO, người dân các nước châu Á cho thấy họ “tin tưởng nhiều hơn” vào cách ứng phó dịch của chính phủ, kể cả khi các biện pháp hạn chế được duy trì lâu hơn.
“Nói cách khác, họ đã qua vạch đích và vẫn tiếp tục chạy, bởi chúng ta đều hiểu cuộc đua chống Covid-19 chưa kết thúc và vạch đích đó chỉ là giả. Quá nhiều nước đã đặt ra một vạch đích tưởng tượng và sau khi băng qua vạch đó, họ cho phép mình xả hơi”, Ryan phát biểu.
“Các nước châu Á, Nam Á và Tây Thái Bình Dương, được cho là đã thành công trong cuộc chiến chống dịch, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch chủ chốt”, chuyên gia này nói thêm.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng kêu gọi giới chức các nước kiên trì trong cuộc chiến chống Covid-19. “Tôi biết mọi người mệt mỏi, những virus này cho thấy chỉ cần chúng ta mất cảnh giác, nó có thể bùng phát trở lại nhanh chóng và đe dọa các bệnh viện cũng như hệ thống y tế”, Tedros nói.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 40,6 triệu người nhiễm và hơn 1,1 triệu người chết. Tình hình dịch đang diễn biến phức tạp ở Mỹ và nhiều nước châu Âu khiến giới chức cân nhắc lại các biện pháp phong tỏa.
Trung Quốc cách ly hơn 18.000 người
Trung Quốc thông báo hơn 18.000 người đang bị cách ly trên cả nước, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đột biến.
Theo thông báo của chính phủ Trung Quốc hôm 30/7, đa số người bị cách ly, khoảng hơn 12.000 người, đang sinh sống ở tỉnh Tân Cương, phía tây đất nước, tâm điểm của đợt bùng phát dịch lần này. Chính quyền cũng đã phong tỏa một số khu dân cư trong các thành phố lớn, hạn chế phương tiện công cộng và yêu cầu xét nghiệm hàng loạt.
Lần gần đây nhất Trung Quốc thông báo hơn 18.000 người bị cách ly là hôm 3/4. Họ được xếp vào diện "đang được theo dõi y tế" sau khi tiếp xúc gần với các ca nhiễm Covid-19. Vào đỉnh dịch hồi tháng 2, số người phải cách ly là hơn 189.000 người, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng nCoV tại một ngã tư ở Bắc Kinh hôm 29/7. Ảnh: AP.
Các quan chức y tế Trung Quốc hôm 29/7 báo cáo 105 ca nhiễm mới. Số ca nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục vẫn thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 2, nhưng dịch tái bùng phát đã nhấn mạnh thách thức kiểm soát nCoV ngay tại những quốc gia đã từng thành công trong việc ngăn chặn nó.
Ngày 30/7 cũng đánh dấu tròn 6 tháng từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu hôm 30/1, trong bối cảnh số ca nhiễm ở châu Á đang gia tăng.
Australia hôm qua ghi nhận ngày có số người chết vì nCoV nhiều nhất, với ít nhất 13 ca tử vong và hơn 700 ca nhiễm mới, chủ yếu tại bang Victoria, nơi chính quyền yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết các biện pháp hạn chế hiện nay không mang lại kết quả như kỳ vọng và cần áp dụng thêm các biện pháp mới.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới lần đầu đạt mức 1.000 hôm 30/7 từ khi dịch bùng phát hồi tháng 2. Chính phủ Nhật cho biết không kế hoạch tái tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc.
Tokyo, thủ đô Nhật Bản, ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục với 367 ca. Chính quyền thủ đô yêu cầu các nhà hàng, quán bar rút ngắn thời gian mở cửa để hạn chế lây lan virus. "Khi nhìn vào trận chiến dài hơi chống virus, ta sẽ nhận thấy thật không thực tế nếu yêu cầu họ đóng cửa hoàn toàn", thống đốc Tokyo Yuriko Koike nói.
Ấn Độ hôm qua lần đầu ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm trong một ngày, chủ yếu tại các khu vực nông thôn, vào thời điểm chính phủ nới lỏng hạn chế di chuyển và cho phép các ngành nghề kinh doanh hoạt động lại.
Ấn Độ ghi nhận 52.123 ca nhiễm mới trong 24 giờ, đưa tổng số ca nhiễm lên gần 1,6 triệu, cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Brazil.
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 17 triệu người nhiễm và hơn 660.000 người chết. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 4,3 triệu ca nhiễm và 150.000 ca tử vong.
WHO: Trung Đông cần nhanh chóng khống chế sự lây lan của dịch Covid-19 Theo WHO, số ca mắc Covid-19 ở một số quốc gia Trung Đông tăng cao do hệ thống y tế yếu kém. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, chính phủ các nước Trung Đông cần nhanh chóng có các giải pháp mạnh mẽ để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 sau khi các ca bệnh đã tăng lên...