WHO khẳng định không có lý do để ngừng tiêm vaccine AstraZeneca
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng không có lý gì để ngưng tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau khi một quốc gia ngừng tiêm vaccine này.
Phát ngôn viên của WHO Margaret Harris hôm 12/3 cho biết một ủy ban cố vấn chuyên gia của WHO đang xem xét vaccine của AstraZeneca.
Nhưng bà Harris khẳng định không có lý do gì để ngừng sử dụng vaccine này.
Trong buổi họp báo cách đây ít giờ, phát ngôn viên của WHO khẳng định vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca là một loại vaccine tuyệt vời. Ngoài ra, không có mối liên hệ được chứng minh giữa vaccine này và các báo cáo về chứng đông máu.
vaccube.PNG
Video đang HOT
Một số quốc gia châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Áo và Iceland gần đây tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca sau khi châu Âu ghi nhận một số người bị đông máu sau tiêm vaccine.
Trong khi đó, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, vaccine của AstraZeneca có thể tiếp tục được sử dụng trong khi các cuộc điều tra về các trường hợp máu khó đông được tiến hành.
Theo EMA, chỉ có 30 trường hợp bị “thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch” trong số 5 triệu người đã tiêm chủng ở châu Âu cho đến nay.
“Lợi ích của vaccine lớn hơn rủi ro mà nó gây ra”, EMA cho biết trong một tuyên bố.
Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran khẳng định lợi ích của vaccine vượt trội hơn rất nhiều so với bất cứ rủi ro nào ở giai đoạn này.
“Không có lý do gì để đình chỉ việc sử dụng vaccine của AstraZeneca” , ông Véran cho hay.
Giáo sư Allan Randrup Thomsen, nhà virus học tại Đại học Copenhagen cho rằng “thật khó để tôi tin có một vấn đề thực sự”.
“Rất nhiều đã được tiêm chủng và có rất ít báo cáo về các trường hợp nghiêm trọng” , ông cho hay.
Hãng dược phẩm AstraZeneca tăng hơn gấp đôi lợi nhuận trong năm 2020
Ngày 11/2, hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh công bố lợi nhuận hằng năm tăng gấp đôi trong năm 2020 trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng cho người trên 65 tuổi, qua đó thúc đẩy các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu.
Tòa nhà của hãng dược phẩm AstraZeneca ở Luton, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Theo AstraZeneca, trong năm qua, lợi nhuận ròng của hãng đạt 3,2 tỷ USD, tăng 139% so với năm 2019. Kết quả này có được chủ yếu nhờ doanh thu thuốc điều trị ung thư tăng mạnh, trong đó thuốc Lynpanza và Tagrisso tăng tới 23%.
Giám đốc điều hành AstraZeneca Pascal Soriot cho biết mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, doanh thu của hãng vẫn tăng trưởng ở mức hai con số. Ông nhấn mạnh tiến bộ trong nghiên cứu, phát triển vaccine ngừa COVID-19 đã cho thấy những thành quả mà hãng có thể đạt được.
Trước đó một ngày, AstraZeneca công bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong quý II năm nay để đáp ứng nhu cầu của Liên minh châu Âu (EU). Cùng ngày, WHO khẳng định vaccine COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với trường Đại học Oxford của Anh phát triển có thể sử dụng đối với người trên 65 tuổi, và cả ở những nơi biến thể của virus SARS-CoV-2 đang hoành hành. Tuyên bố của WHO được đưa ra sau khi một nghiên cứu công bố gần đây tại Nam Phi cho thấy vaccine của AstraZeneca có hiệu quả hạn chế đối với biến thể xuất hiện ở quốc gia châu Phi này.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine của AstraZeneca chiếm một lượng lớn trong Cơ chế phân phối vaccine COVAX cho các nước nghèo hơn để đảm bảo phân phối vaccine công bằng khắp thế giới. Hiện WHO và Liên hợp quốc đã phối hợp triển khai phân phối tổng cộng 337,21 triệu liều vaccine tới khoảng 145 nước trong nửa đầu năm 2021 theo khuôn khổ COVAX.
Cùng ngày 11/2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của châu Phi khẳng định sẽ không loại bỏ vaccine của AstraZeneca, đồng thời cho rằng cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa biến thể mới ở Nam Phi.
Phát biểu họp báo, Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho biết các kế hoạch phân phối 7 triệu liều vaccine AstraZeneca ở châu Phi sẽ vẫn được triển khai dưới sự tài trợ của tập đoàn viễn thông Nam Phi MTN.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 72 triệu, WHO chuẩn bị một tỷ liều vaccine Hơn 72 triệu người nhiễm nCoV trên thế giới, trong đó hơn 1,6 triệu người chết, WHO bảo đảm có một tỷ liều vaccine cho chương trình tiêm chủng COVAX. Thế giới ghi nhận 72.040.091 ca nhiễm và 1.610.400 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 705.134 và 11.077 ca trong một ngày, trong khi 50.434.769 người đã bình phục, theo...