WHO kêu gọi tìm hiểu những hậu quả lâu dài của bệnh nhân COVID-19

Theo dõi VGT trên

Ngày 25/2, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge đã kêu gọi nhà chức trách các quốc gia ưu tiên tìm hiểu những hậu quả lâu dài của bệnh nhân COVID-19 sau khi một số người từng mắc bệnh đã xuất hiện những triệu chứng đáng lo ngại vài tháng sau đó.

WHO kêu gọi tìm hiểu những hậu quả lâu dài của bệnh nhân COVID-19 - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Colmar, Pháp ngày 26/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Copenhagen (Đan Mạch), ông Kluge nhấn mạnh việc tìm hiểu những hậu quả lâu dài của người mắc bệnh COVID-19 là ưu tiên của WHO và cũng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các cơ quan y tế của mỗi quốc gia.

Trong khi một số nghiên cứu đang được thực hiện nhằm tìm hiểu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, hiện vẫn chưa biết lý do tại sao một số bệnh nhân tiếp tục xuất hiện những triệu chứng dù đã khỏi bệnh sau nhiều tháng, như mệt mỏi, hội chứng “sương mù não”, rối loạn nhịp tim hay rối loạn thần kinh.

Theo ông Kluge, cứ mỗi 10 bệnh nhân COVID-19, có 1 người sức khỏe chưa thực sự ổn định sau 12 tuần, thậm chí nhiều trường hợp còn kéo dài hơn. Ông cho biết đã có nhiều báo cáo về những hậu quả lâu dài đó xuất hiện ngay sau khi phát hiện ra bệnh COVID-19, nhưng một số bệnh nhân đã không tin hoặc thiếu hiểu biết. Do đó, những bệnh nhân này cần được thông tin nếu nhà chức trách hiểu rõ về những hậu quả lâu dài và sự phục hồi sau khi mắc bệnh.

WHO khu vực châu Âu kêu gọi các quốc gia và tổ chức ở châu Âu cùng hợp tác nhằm làm rõ vấn đề trên. Dự kiến, ông Kluge sẽ tập hợp 53 quốc gia thành viên của WHO khu vực châu Âu để đề ra chiến lược khu vực về vấn đề này.

* Cũng trong ngày 25/2, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas cho biết nước này quyết định kéo dài lệnh phong tỏa một phần đến ngày 15/3 tới trong bối cảnh số ca mắc mới bệnh COVID-19 có nguy cơ gia tăng trong 2 tuần tới.

Theo ông Gulyas, 2 tuần tới sẽ là thời điểm “vô cùng khó khăn” khi Hungary đang phải đối phó với làn sóng dịch bệnh thứ 3. Ông cho biết chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ được tăng tốc sau khi Hungary bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Sinopharm của Trung Quốc vào ngày 24/2 vừa qua. Dự kiến, Thủ tướng Viktor Orban sẽ được tiêm vaccine Sinopharm vào tuần tới. Đến nay, khoảng nửa triệu người tại Hungary đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.

Hungary ngày 25/2 ghi nhận thêm 4.385 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Còn kể từ khi dịch bệnh bùng phát, quốc gia gồm khoảng 10 triệu người này đến nay có tổng cộng 414.514 ca bệnh, trong đó 14.672 ca tử vong. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh, Hungary đã đóng cửa tất cả các trường trung học kể từ tháng 11/2020, cũng như các khách sạn và nhà hàng ngoại trừ việc mua mang đi.

Hungary cũng áp đặt lệnh giới nghiêm từ 19h hàng ngày, đồng thời cấm mọi hoạt động tập trung đông người.

Cảnh giác chừng nào đại dịch chưa chấm dứt

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từng dự báo đến cuối tháng này, tổng số người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu sẽ vượt mốc 100 triệu người. Và con số ấy đã đến vào sáng 26/1 - chỉ khoảng 2 tuần sau khi thế giới ghi mốc 90 triệu ca bệnh.

Video đang HOT

Cảnh giác chừng nào đại dịch chưa chấm dứt - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Colmar, Pháp ngày 22/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng lắng dịu dần ở một số điểm nóng trước đó như Ấn Độ hay Hàn Quốc, nhưng danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ bị virus SARS-CoV-2 tấn công lại tiếp tục mở rộng thêm với Micronesia - một đảo quốc nhỏ trên Thái Bình Dương.

WHO cho biết số ca tử vong mới đã tăng lên mức cao chưa từng thấy với 93.000 ca trong tuần tính đến ngày 20/1, trong khi có 4,7 triệu ca mắc mới. Nhiều nước trên thế giới - như Mỹ, Mexico, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Cuba, Indonesia, Malaysia, Philippines, Liban hay Israel - gần đây đã thông báo những con số kỷ lục về số ca mắc bệnh và tử vong.

Trung Quốc - nơi khởi phát dịch COVID-19 - cũng chứng kiến sự gia tăng đột biến số người nhiễm, khiến chính phủ phải áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đối với 19 triệu cư dân ở khu vực Đông Bắc.
Một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu chính là sự xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh, Nam Phi, Brazil, Nhật Bản và Mỹ.

Tuy chưa công bố các đặc tính của biến thể virus phát hiện tại Nhật Bản và Mỹ, nhưng giới khoa học xác định rằng các biến thể phát hiện tại Nam Phi và Anh có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 50-70% so với phiên bản gốc, khiến bệnh tình nặng hơn, có nguy cơ gây tái nhiễm và nguy cơ gây tử vong cũng cao hơn.

Biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh giữa tháng 12/2020, đến nay đã lây lan ra hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, biến thể được phát hiện tại Nam Phi cũng đã có mặt tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

WHO cho biết cả hai biến thể này khiến số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu tăng đột biến trong thời gian gần đây, trong khi lưu ý rằng biến thể phát hiện tại Nhật Bản và ở vùng Amazon thuộc Brazil có thể tác động đến khả năng lây lan và phản ứng miễn dịch.

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Southern Illinois (Mỹ) thì cho rằng biến thể virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Mỹ mạnh hơn cả và nhiều khả năng là biến thể gây bệnh COVID-19 phổ biến nhất tại nước này hiện nay, dễ lây, nhưng không dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Diễn biến khó lường của dịch bệnh đã buộc chính phủ các nước siết chặt thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của virus SARS-CoV-2. Chính phủ Thụy Điển thậm chí thay đổi hẳn quan điểm trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19.

Ở đợt bùng phát dịch mùa Xuân năm ngoái, Thụy Điển gây "bão dư luận" về quan điểm "miễn dịch cộng đồng", theo đó nước này không thực hiện biện pháp cách ly để kiểm soát dịch COVID-19 như những nơi khác ở châu Âu.

Tuy nhiên, bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đang diễn biến nghiêm trọng hơn so với dự báo đã khiến nước này phải ban hành Luật chống dịch COVID-19, trao cho chính phủ quyền hạn mới như đóng cửa các cơ sở kinh doanh, trung tâm mua sắm hoặc phương tiện giao thông công cộng vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào, hoặc đặt ra giới hạn về số lượng người được phép tụ tập ở công cộng hay phạt tài chính đối với những người không tuân thủ quy định giãn cách xã hội.

Đức vốn được xem là một trong số ít quốc gia châu Âu chống dịch hiệu quả trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên vào mùa Xuân năm ngoái, song đã bị "hụt hơi" trong việc ứng phó với làn sóng dịch thứ hai. Quốc gia với khoảng 83 triệu dân này đã áp đặt thêm các biện pháp chống dịch, theo đó hạn chế các tiếp xúc xã hội và hỗ trợ các bệnh viện ứng phó với sự gia tăng số bệnh nhân nhập viện.

Hiện có hơn 5.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại các bộ phận chăm sóc tích cực trên toàn quốc. Đức đã đóng cửa các trường học và cửa hàng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu, các cơ sở văn hóa và giải trí cho tới ít nhất ngày 31/1 với hy vọng khống chế được đà lây lan của dịch bệnh.

Nhiều quốc gia khác như Thụy Sĩ, Áo, Canada, Nhật Bản... cũng đang chạy đua với thời gian nhằm khống chế dịch bệnh sớm nhất có thể, trong bối cảnh hệ thống y tế đứng trước nguy cơ sụp đổ do bị quá tải cả về nhân lực và vật lực.

Tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới đã vượt quá khả năng của các bệnh viện, cũng như các khách sạn được chỉ định là nơi cách ly cho những người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Số bệnh nhân tử vong tại nhà đã bắt đầu cao hơn số tử vong tại các cơ sở y tế khi tình trạng sức khỏe của họ đột ngột xấu đi. Số người không thể tìm được nơi chữa trị sau khi mắc COVID-19 ở thủ đô Tokyo đã vượt mức 6.000 người.

Giới chức y tế Bồ Đào Nha cảnh báo hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này cũng đang bên bờ vực thảm họa. Tại thời điểm hiện nay, 670 trong tổng số 672 giường được phân bổ dành cho các bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện công đã kín chỗ.

Tính trên toàn quốc, Bồ Đào Nha chỉ có hơn 1.000 giường bệnh loại này, dành cho tất cả các bệnh nguy cấp. Trong khi đó, một số bệnh viện không thể cung cấp oxy với áp suất thích hợp cho các bệnh nhân và vấn đề này được dự báo có thể sẽ trở nên nguy cấp hơn trong những ngày tới.

Cảnh giác chừng nào đại dịch chưa chấm dứt - Hình 2
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 11/1. Ảnh: THX/ TTXVN

Trước sự xuất hiện của những biến thể mới, cộng đồng quốc tế lo ngại về tính hiệu quả của các loại vaccine tiềm năng hiện nay. Đã có hơn 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên toàn thế giới và ít nhất 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 61% dân số thế giới xúc tiến công tác tiêm chủng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học của WHO cảnh báo ngay cả khi các nước triển khai chương trình tiêm chủng đại trà, diện bao phủ của vaccine vẫn chưa đủ rộng để tạo khả năng miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.

Bên cạnh đó, chiến dịch chủng ngừa cũng vấp phải những khó khăn nhất định, đặc biệt là tại châu Âu - tâm dịch của thế giới, khi hãng dược phẩm Pfizer giảm nguồn cung vaccine để tập trung cải thiện năng lực sản xuất.

Giới chức y tế Italy cho biết nước này đã bị cắt giảm 29% nguồn cung vaccine từ Pfizer, đồng thời nhấn mạnh rằng sự chậm trễ trong công tác chuyển giao này gây tác động rõ ràng đến kế hoạch tiêm chủng vào thời điểm một số người bắt đầu cần tiêm mũi thứ hai bắt buộc (21 ngày sau mũi đầu tiên).

Ở thời điểm trước ngày 16/1, Italy triển khai tiêm cho trung bình 80.000 người/ngày, song sau ngày này, con số này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 28.000 người.

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đảm bảo đủ các ống tiêm đặc biệt để có thể chiết xuất được 6 liều từ mỗi lọ vaccine của Pfizer/BioNTech, trong nỗ lực tiêm chủng cho nhiều người hơn và tiết kiệm chi phí. Ban đầu loại vaccine này được bán trên thị trường EU theo lọ, với liều lượng mỗi lọ 5 liều tiêm, nhưng sau khi xem xét lượng vaccine trong mỗi lọ, cơ quan quản lý dược phẩm của EU ngày 8/1 đã cho phép chiết xuất 6 liều tiêm từ mỗi lọ vaccine.

Tại Mỹ - quốc gia có số ca mắc bệnh và tử vong do COVID-19 cao nhất toàn cầu, Tổng thống Joe Biden cho rằng việc triển khai tiêm phòng cho tới nay vẫn là một thất bại. Đến nay mới chỉ có hơn 31,1 triệu liều vaccine được phân phối tới các cơ sở y tế - thấp hơn khoảng 40% so với kế hoạch và mới chỉ có khoảng 10,5 triệu người (hơn 3% dân số) đã được tiêm một trong hai loại vaccine được Mỹ cấp phép là vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna, trong đó 1,6 triệu người đã được tiêm đủ 2 liều.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus bày tỏ quan ngại về vấn đề phân phối vaccine trên toàn cầu hiện nay, trong đó cho rằng thế giới đang bên bờ vực của "một sự thất bại nghiêm trọng về đạo đức". Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Ban Giám đốc điều hành WHO ngày 18/1, ông Ghebreyesus cảnh báo triển vọng phân phối công bằng số lượng vaccine theo cơ chế COVAX do WHO khởi xướng đang tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng, khi ngay từ đầu các nước giàu đã chiếm phần lớn nguồn cung các loại vaccine.

Theo ông, điều này có thể làm chậm trễ việc phân phối vaccine, đồng thời dẫn đến tình trạng đầu cơ, lũng đoạn thị trường vaccine, tiếp tục gây chia rẽ xã hội và kinh tế và hậu quả sau cùng là khiến đại dịch kéo dài. Ông kêu gọi cần ngừng ngay các thỏa thuận song phương giữa các nước giàu và các hãng sản xuất vaccine để có thể triển khai đúng đắn cơ chế COVAX từ tháng 2 tới và phân phối vaccine cho cả các nước nghèo.

Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: "Vaccine mang lại cho tất cả chúng ta hy vọng chấm dứt đại dịch và đưa kinh tế vào lộ trình phục hồi. Nhưng chúng ta chỉ có thể chấm dứt đại dịch khi chúng ta xóa sổ dịch bệnh này ở mọi nơi trên thế giới. Và để làm được điều đó, chúng ta cần mọi quốc gia thành viên, mọi đối tác và mọi nhà sản xuất vaccine cùng hợp lực".

Mặt khác, WHO khẳng định dù đã có vaccine nhưng người dân vẫn cần nâng cao cảnh giác, tránh tâm lý chủ quan phó mặc cho vaccine và các chính phủ cần tiếp tục duy trì những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trong giai đoạn mấu chốt này.

Ngày 23/1/2021 đánh dấu tròn một năm kể từ ngày Việt Nam phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên. Tới thời điểm này, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia khống chế COVID-19 thành công nhất trong năm 2020 khi chỉ có 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước và 35 ca tử vong.

Dù vậy, các cơ quan chức năng vẫn luôn đề cao cảnh giác, tiếp tục thực hiện chiến thuật phòng, chống dịch "giữ thật chặt từ bên ngoài, tăng cường các giải pháp ở bên trong", trong khi mọi người dân Việt Nam được khuyến cáo tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế).

Một trong những sắc lệnh đầu tiên được tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ký khi đặt chân vào Nhà Trắng ngày 20/1 là quy định đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội tại mọi tòa nhà liên bang và khu vực liên bang. Có thể nói, chừng nào virus SARS-CoV-2 vẫn còn tồn tại, chừng đó thế giới vẫn phải áp dụng nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Xót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròngXót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròng
18:17:16 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80
23:26:19 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025

Tin mới nhất

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

21:32:35 26/01/2025
Vài tuần trở lại đây, ông Trump liên tục nhắc lại tham vọng mở rộng lãnh thổ Mỹ, bày tỏ mong muốn mua lại đảo Greenland, sáp nhập Canada và giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Đưa quân giành lãnh thổ Nga, Ukraine giữ "quân bài mặc cả" chiến lược

Đưa quân giành lãnh thổ Nga, Ukraine giữ "quân bài mặc cả" chiến lược

21:30:26 26/01/2025
Lực lượng Ukraine đã đánh cược khi mở chiến dịch đột kích bất ngờ vào tỉnh Kursk của Nga giữa lúc Moscow tiến công trên khắp mặt trận.
Hé lộ kế hoạch chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump

Hé lộ kế hoạch chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump

21:28:22 26/01/2025
Trước đó vào ngày 24/1, Bộ trưởng Kinh tế Ả Rập Xê Út Faisal Alibrahim cho biết gói đầu tư trị giá 600 tỷ USD của quốc gia này vào Mỹ bao gồm các khoản đầu tư và mua sắm từ các khu vực công và tư nhân.
Cuộc đua phê chuẩn thành viên nội các của Tổng thống Trump

Cuộc đua phê chuẩn thành viên nội các của Tổng thống Trump

21:25:38 26/01/2025
Ông Trump đang cố gắng thúc đẩy Thượng viện Mỹ sớm phê chuẩn các ứng viên bộ trưởng được ông đề cử. Tuy nhiên, quá trình này có thể còn mất nhiều thời gian.
Cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc thế nào?

Cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc thế nào?

21:19:45 26/01/2025
Báo Anh đã phân tích 4 kịch bản có thể xảy ra cho khả năng kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ông Trump bật đèn xanh cấp bom hạng nặng cho Israel

Ông Trump bật đèn xanh cấp bom hạng nặng cho Israel

21:17:23 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn việc chuyển bom hạng nặng cho Israel, đảo ngược lệnh đình chỉ do chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden áp đặt vào năm ngoái.
Mexico từ chối chuyến bay trục xuất người nhập cư của Mỹ

Mexico từ chối chuyến bay trục xuất người nhập cư của Mỹ

21:12:53 26/01/2025
NBC News dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ và một nguồn tin thứ ba hôm 24/1 cho biết, một máy bay vận tải quân sự C-17 chở người di cư đã được lên kế hoạch hạ cánh ở Mexico.
Triều Tiên cảnh báo răn đe chiến tranh sau khi ông Trump nhậm chức

Triều Tiên cảnh báo răn đe chiến tranh sau khi ông Trump nhậm chức

21:10:12 26/01/2025
Triều Tiên đã phóng thử tên lửa hành trình chiến lược và gửi thông điệp cứng rắn tới Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Ngủ trong giờ làm việc và tè bậy, cảnh khuyển nổi tiếng bị cắt thưởng Tết

Ngủ trong giờ làm việc và tè bậy, cảnh khuyển nổi tiếng bị cắt thưởng Tết

21:01:19 26/01/2025
Chú cảnh khuyển thuộc giống corgi đầu tiên của Trung Quốc mất tiền thưởng năng suất , sau khi ngủ gật khi làm việc và tè vào chậu tắm.
Tổng thống Yoon Suk Yeol bị truy tố ngay trước khi hết hạn tạm giam

Tổng thống Yoon Suk Yeol bị truy tố ngay trước khi hết hạn tạm giam

20:54:11 26/01/2025
Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông kết thúc.
Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

20:49:47 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày.

Có thể bạn quan tâm

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Tin nổi bật

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Vì 'thần dược quý hơn vàng' ngưu hoàng, lò mổ bò trở thành mục tiêu trộm cướp

Vì 'thần dược quý hơn vàng' ngưu hoàng, lò mổ bò trở thành mục tiêu trộm cướp

20:45:48 26/01/2025
Những kẻ trộm tại Brazil đang nhắm đến các lò mổ nhằm tìm được sỏi mật bò quý hiếm, được cho là có giá trị đắt hơn vàng.
Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Netizen

20:24:46 26/01/2025
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên, các tiệm làm móng (nail), spa, salon tóc ở Hà Nội đều đông đúc khách đến tân trang sắc đẹp. Tiệm nail của chị Dung Nguyễn (quận Cầu Giấy), luôn trong trạng thái bận rộn, người làm gần như không có thời gian...