WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây t.ử von.g trên diện rộng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã liệt kê 17 tác nhân gây bệnh và t.ử von.g trên diện rộng, bao gồm HIV, sốt rét và bệnh lao, mà tổ chức này kêu gọi cần phải có vaccine mới ngay lập tức.
Một điểm tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho biết danh sách này là nỗ lực toàn cầu đầu tiên nhằm ưu tiên đối phó một cách hệ thống với các tác nhân gây bệnh đặc hữu dựa trên các tiêu chí bao gồm gánh nặng bệnh tật, nguy cơ kháng kháng sinh và tác động kinh tế- xã hội. WHO cho biết nghiên cứu này tái khẳng định các ưu tiên từ lâu trong nghiên cứu và phát triển vaccine, bao gồm HIV, sốt rét và bệnh lao – 3 căn bệnh khiến gần 2,5 triệu người t.ử von.g mỗi năm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định một số tác nhân gây bệnh ít được biết đến hơn làm ưu tiên trong công tác kiểm soát bệnh tật, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phát triển vaccine mới cho các mầm bệnh đang ngày càng kháng kháng sinh.
Trong số đó có liên cầu khuẩn nhóm A, gây ra các bệnh nhiễ.m trùn.g nghiêm trọng và khiến khoảng 280.000 người t.ử von.g mỗi năm do bệnh thấp tim, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp. Nghiên cứu này cũng nêu bật mối nguy hiểm của Klebsiella pneumoniae – một loại vi khuẩn gây ra khoảng 40% số ca t.ử von.g ở trẻ sơ sinh do nhiễ.m trùn.g máu ở các nước thu nhập thấp.
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O’Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải chi trả.
Theo WHO, vaccine cho 17 tác nhân gây bệnh trên đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau, với một số loại như vaccine phòng HIV, liên cầu khuẩn nhóm A và virus viêm gan C vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Những loại khác như vaccine phòng sốt xuất huyết và bệnh lao đã được phát triển và đang tiến gần đến giai đoạn phê duyệt hoặc đưa vào sử dụng theo quy định.
Chuyên gia về vaccine của WHO, Tiến sĩ Mateusz Hasso-Agopsowicz nhấn mạnh mục tiêu của danh sách này là “chuyển trọng tâm của việc phát triển vaccine từ vấn đề lợi nhuận thương mại sang nhu cầu y tế khu vực và toàn cầu”. Theo chuyên gia này, hiện nay, do vấn đề lợi nhuận trong phát triển vaccine mới, các căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những khu vực thu nhập thấp thường ít được quan tâm hơn.
WHO phân bổ gần 900.000 liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 6/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức y tế khác thông báo 899.000 liều vaccine ban đầu đã được phân bổ cho 9 quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) hiện nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho người dân. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo WHO, 85% số vaccine này sẽ được chuyển đến CHDC Congo, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất, tiếp theo là Cộng hòa Trung Phi, Côte d'Ivoire, Kenya, Liberia, Nigeria, Rwanda, Nam Phi và Uganda. Số vaccine này đến từ các quốc gia châu Âu, Mỹ, Canada và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI).
WHO cũng lập ra một chương trình giúp đưa vaccine, công cụ xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ đến với những người dễ bị tổn thương nhất ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, tương tự như những nỗ lực trong đại dịch COVID-19.
Các nỗ lực phân bổ vaccine cũng được đẩy nhanh hơn sau khi vào tháng 9, WHO đã phê chuẩn vaccine mpox của Bavarian Nordic và đang xem xét vaccine LC16 của Nhật Bản sản xuất.
Hồi tháng 8, WHO đã lần thứ hai ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ sau khi một biến thể mới của virus, được gọi là Clade 1b, lây lan từ CHDC Congo sang các nước láng giềng. Theo số liệu mới nhất của WHO, châu Phi đã ghi nhận hơn 46.000 ca mắc và nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ trong năm nay và hơn 1.000 ca t.ử von.g do căn bệnh nguy hiểm này.
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ Ngày 26/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (mpox) lây từ người sang người. Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Nyiragongo, Bắc Kivu, CHDC Congo. Ảnh: THX/TTXVN Kế hoạch dự kiến được...