WHO kêu gọi Mỹ xem xét nối lại tài trợ vì ‘virus sẽ tồn tại lâu dài’
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới hôm 22/4 cho biết ông hy vọng rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ xem xét lại việc ngừng tài trợ kinh phí cho tổ chức Liên Hợp Quốc này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết “những xu hướng đáng lo ngại đang nổi lên” khi đại dịch bắt đầu bùng phát ở một số khu vực của châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Quan điểm của ông trong việc này là tập trung chấm dứt đại dịch và cứu sống mạng người.
“Hầu hết quốc gia vẫn đang trong giai đoạn đầu của dịch và một số trong đó đã bắt đầu chứng kiến các ca nhiễm nổi lên”, ông nói trước báo giới ở Geneva trong cuộc họp báo trực tuyến.
“Chắc chắn rằng chúng ta còn một chặng đường dài phía trước. Virus này sẽ tồn tại cùng chúng ta lâu dài”. Ông cũng nói rằng tình hình dịch bệnh ở Tây Âu dường như đã ổn định hoặc thuyên giảm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đã chỉ trích việc xử lý đại dịch của WHO và tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho cơ quan của Liên Hợp Quốc này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 22/4 khẳng định Washington tin tưởng rằng Trung Quốc không công bố kịp thời với WHO về sự bùng phát của virus corona chủng mới.
Video đang HOT
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP.
“Tôi hy vọng việc ngừng tài trợ sẽ được xem xét lại và Mỹ sẽ lại hỗ trợ cho công việc của WHO cũng như cứu sống nhiều mạng người”, ông Tedros nói. “Tôi hy vọng Mỹ tin rằng đây là khoản đầu tư quan trọng, không chỉ để giúp đỡ người khác mà cũng là để giữ cho nước Mỹ an toàn”.
Trong khi đó, Giám đốc Điều hành các Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO, bác sĩ Mike Ryan, đã cảnh báo không nên mở cửa và phục hồi việc di chuyển quá nhanh vì nó sẽ mang lại nhiều rủi ro.
Ông Ryan lưu ý rằng các ca nhiễm Covid-19 ở Somalia đã tăng gần 300% trong tuần vừa qua. “Chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu ở châu Phi”.
Các quan chức WHO kêu gọi các nước tiếp tục đầu tư vào công tác dự phòng vì chỉ 76% quốc gia có các hệ thống giám sát để phát hiện các ca nhiễm.
“Vẫn còn nhiều thiếu sót trong các khâu phòng chống của thế giới. Không quốc gia riêng lẻ nào có mọi thứ tại chỗ”, tổng giám đốc WHO cho biết.
Hạnh Vũ
WHO: Virus corona là 'kẻ thù chung của toàn nhân loại'
Số người nhiễm mới và thiệt mạng do virus corona tăng lên nhanh chóng tại nhiều quốc gia, WHO khẳng định dịch bệnh này là kẻ thù chung của toàn nhân loại.
"Với hơn 210.000 ca nhiễm trên toàn thế giới và hơn 10.000 người thiệt mạng, mỗi ngày virus corona chủng mới lại mang tới những cột mốc bi thảm", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo hôm 20/3.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh, dịch bệnh đang đặt ra mối đe dọa chưa từng có, đồng thời khẳng định các quốc gia phải chung sức để chống lại "kẻ thù chung chống lại nhân loại".
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Theo Tổng Giám đốc WHO, mặc dù người già là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, song virus cũng không bỏ qua người trẻ. Dữ liệu từ nhiều quốc gia cho thấy rõ ràng những người dưới 50 tuổi chiếm một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân cần nhập viện.
"Hôm nay, tôi có một thông điệp gửi tới những người trẻ tuổi: Các bạn không phải là bất khả chiến bại, virus này có thể đưa bạn vào bệnh viện trong nhiều tuần và thậm chí giết chết bạn", Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.
Nói về những tích cực gần đây tới từ tâm dịch Vũ Hán, ông Tedros cho rằng các số liệu thống kê từ thành phố này mang tới hy vọng cho phần còn lại của thế giới rằng ngay cả những tình huống nghiêm trọng nhất cũng có thể xoay chuyển.
"Trong bối cảnh thiếu hụt toàn cầu về thiết bị bảo vệ nhân viên y tế và các xét nghiệm chẩn đoán, các nhà sản xuất Trung Quốc đã đồng ý cung cấp WHO. Các thỏa thuận đang được hoàn thiện và các lô hàng đang được bổ sung sang kho hàng ở Dubai để vận chuyến vật tư sang những nơi cần chúng nhất", ông Ghebreyesus cho hay.
Tiến sĩ Mike Ryan, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO cho rằng, "cầu hàng không" là cần thiết vào thời điểm hiện tại để xúc tiến nguồn cung cho các nhân viên y tế quan trọng trong bối cảnh nhiều chuyến bay đang bị hủy bỏ giữa mùa dịch.
Ông Ryan cũng đề cập tới việc nhiều người Iran vẫn ăn mừng kỳ nghỉ năm mới ở quốc gia này bất chấp dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
"Những lễ kỷ niệm như vậy cần phải thay đổi. Các cuộc tụ họp đông người không chỉ gia tăng nguy cơ đại dịch mà còn lan truyền virus ra rất xa vùng tâm dịch. Vì vậy, chúng có thể rất nguy hiểm về quản lý dịch bệnh", ông này cho hay.
Các quan chức WHO mới đây cũng chuyển sang khuyến nghị "khoảng cách vật lý" thay vì cách ly xã hội để giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tranh cãi về trách nhiệm của WHO với đại dịch Covid-19 chưa có hồi kết Hiện đã có các yêu cầu cải tổ toàn diện tổ chức này cũng như việc Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải từ chức. Cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ bất chấp những lời kêu gọi các bên cần đẩy mạnh hợp tác để cùng nhau chống...