WHO kêu gọi hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho Gaza
Ngày 10/12, Ban điều hành của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông qua nghị quyết kêu gọi tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo “ngay lập tức và không bị cản trở” tại Gaza.
Máy bay của không quân Qatar chở hàng viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza tới sân bay Al-Arish, Bắc Sinai, Ai Cập ngày 30/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị quyết trên được Afghanistan, Maroc, Qatar và Yemen đưa ra tại phiên họp đặc biệt của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ) do 17 trong quốc gia thành viên trong Ban điều hành đề nghị triệu tập để thảo luận các điều kiện y tế tại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine, bao gồm cả Đông Jerusalem.
Ngoài việc kêu gọi cứu trợ nhân đạo ngay lập tức, nghị quyết yêu cầu cấp giấy phép xuất cảnh cho bệnh nhân, đề nghị cung cấp và bổ sung thuốc men và thiết bị y tế cho người dân và đảm bảo khả năng tiếp cận điều trị y tế.
Tại hội nghị, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đây là nghị quyết đồng thuận đầu tiên của ban điều hành WHO kể từ khi xung đột Hamas – Israel bùng phát cách đây hai tháng. Theo ông, xung đột Hamas – Israel đang gây ra “tác động thảm khốc” đối với sức khỏe của người dân ở Gaza, khiến các bác sĩ phải đối mặt với một công việc “vượt ngoài khả năng”. Khi ngày càng nhiều người trú ẩn tại các trại tị nạn hay tập trung quá nhiều tại một số khu vực nhất định, tình trạng đông đúc, kết hợp với việc thiếu thực phẩm, nước uống và vệ sinh đầy đủ đang tạo điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh lây lan. Ông nhấn mạnh hệ thống y tế của Gaza đang bên bờ sụp đổ, khi chỉ 14 trong số 36 bệnh viện hoạt động đủ công suất. Người đứng đầu WHO đồng thời nêu bật vai trò then chốt của một lệnh ngừng bắn để đảm bảo an toàn và sức khỏe của người dân ở Gaza.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp qua liên kết video từ Ramallah, Bộ trưởng Y tế Palestine, bà Mai al-Kaila kêu gọi chấm dứt ngay lập tức “cuộc xung đột tàn khốc ở Gaza”, và cung cấp nhiên liệu, nước sạch, viện trợ và vật tư y tế vô điều kiện vào vùng lãnh thổ này. Bà nhấn mạnh: “Những nỗi kinh hoàng hằng ngày mà tất cả chúng ta chứng kiến đều là sự vi phạm luật pháp quốc tế”.
Liên hợp quốc (LHQ) ước tính 1,9 triệu trong số 2,4 triệu người ở Gaza đã phải di dời, gần một nửa trong số đó là trẻ em. Nhiều người buộc phải di dời về phía Nam và không còn nơi an toàn để đi.
Cùng ngày, trong tuyên bố trên truyền hình, người phát ngôn của Hamas cảnh báo “sẽ không có con tin nào còn sống được rời Gaza” nếu yêu cầu trao đổi tù nhân của họ không được đáp ứng. Cuối tháng 11 vừa qua, quan chức cấp cao của Hamas, ông Bassem Neim cho biết lực lượng này sẵn sàng thả toàn bộ con tin để đổi lấy tất cả tù nhân thuộc Hamas.
Israel cho biết vẫn còn 137 con tin ở Gaza, trong khi các nhà hoạt động cho biết khoảng 7.000 người Palestine đang bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.
Israel ồ ạt dội bom tiêu diệt Hamas, tình hình Dải Gaza ra sao?
Quan chức WHO cảnh báo tình hình tại Dải Gaza "đang xấu đi từng giờ" trong ngày giao tranh ác liệt nhất giữa Israel và phong trào Hamas, với những đợt bom liên tiếp được Israel dội xuống khu vực phía Nam.
Ông Richard Peeperkorn, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Dải Gaza, ngày 5/12 (giờ địa phương) cho biết: "Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn từng giờ. Các vụ đánh bom tăng cường đang diễn ra khắp nơi, bao gồm cả ở khu vực phía Nam này, Khan Younis và thậm chí cả ở Rafah".
Quan chức WHO cũng xác nhận viện trợ nhân đạo đến Gaza là "quá ít" và cho biết WHO quan ngại sâu sắc về tính dễ bị tổn thương của hệ thống y tế tại khu vực đông dân cư, khi ngày càng nhiều người dân di chuyển xa hơn về phía Nam để thoát khỏi các vụ đánh bom.
Binh sĩ Irsael chờ lệnh tại khu vực biên giới. Ảnh: Reuters
"Chúng ta sẽ chứng kiến mô hình tương tự như những gì đã xảy ra ở phía Bắc", ông nói, đề cập đến khu vực phía Bắc Dải Gaza từng bị ném bom nặng nề và gần như bị cắt đứt nguồn cung cấp viện trợ nhân đạo.
Đại diện tổ chức WHO một lần nữa cảnh báo "một thảm họa nhân đạo đang ngày càng gia tăng" tại Dải Gaza.
Trong khi đó, giao tranh giữa Israel và phong trào Hamas lại tiếp tục trở nên dữ dội hơn trong ngày 5/12 (giờ địa phương) sau chuỗi ngày tạm ngừng bắn để trao đổi con tin, tù nhân và cung cấp viện trợ nhân đạo.
Khủng hoảng nhân đạo ngày càng trở nên trầm trọng tại Dải Gaza. Ảnh: Reuters
Cơ quan y tế Dải Gaza cho biết, tính đến ngày 5/12, 15.899 người Palestine, 70% trong số đó là phụ nữ hoặc những người dưới 18 tuổi được xác định là trẻ em, đã thiệt mạng trong các vụ ném bom của Israel trong 8 tuần chiến tranh.
Theo Reuters, cuộc tấn công của quân đội Israel ở phía Bắc Dải Gaza bắt đầu bằng các cuộc oanh tạc dữ dội trên không, sau đó là một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn, với các động thái bao vây của quân đội Israel tại Thành phố Gaza, khu định cư lớn nhất ở vùng đất này.
Tư lệnh miền Nam của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Yaron Finkelman khẳng định Israel "đang trong ngày căng thẳng nhất kể từ khi bắt đầu chiến dịch trên bộ", với các lực lượng tham chiến ở Jabalya ở phía Bắc Dải Gaza, Shuja'iyya ở phía Đông Thành phố Gaza; và ở thành phố Khan Yunis thuộc phía Nam Dải Gaza
LHQ thử nghiệm đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza qua cửa khẩu Kerem Shalom Ngày 9/12, ông Carl Skau, Phó Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ (WFP), cho biết cơ quan này đang thử nghiệm quy trình kiểm tra hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza tại cửa khẩu Kerem Shalom của Israel, trong khi các hoạt động nhằm cho phép các xe chở hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza...