WHO kêu gọi G20 noi gương Mỹ chia sẻ vaccine
Lãnh đạo WHO kêu gọi nhóm nước G20 tăng cường chia sẻ vaccine theo gương Mỹ để tất cả các nước trên thế giới có thể tiêm chủng cho 40% dân số.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đã gặp đại sứ Erica Barks-Ruggles, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, và cảm ơn Washington vì “đi đầu trong chia sẻ vaccine”.
“Chúng tôi hy vọng các lãnh đạo G20 khác cũng sẽ làm theo điều này và đảm bảo tất cả các nước có đủ nguồn vaccine cho 40% dân số tới cuối năm 2021″, ông Tedros đăng trên Twitter ngày 23/10.
Mỹ tới nay đã chuyển hơn 200 triệu liều vaccine cho hơn 100 quốc gia, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó cam kết chia sẻ 1,1 tỷ liều vaccine cho nhóm nước có thu nhập thấp và trung bình, trong nỗ lực cùng thế giới chống đại dịch.
Người phát ngôn WHO Margaret Harris ngày 23/10 nhấn mạnh cả thế giới phải được tiêm chủng để ngăn chặn các biến chủng mới của virus xuất hiện.
Khoảng 6,82 tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trên toàn cầu, với trung bình 23,89 triệu liều mỗi ngày. 48,4% dân số thế giới đã tiêm ít nhất một liều. Tuy nhiên, ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này chỉ khoảng 3%, theo Our World in Data .
Thế giới đã ghi nhận 244.076.424 ca nhiễm nCoV và 4.958.642 ca tử vong, tăng lần lượt 361.860 và 5.584, trong khi 221.147.444 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers .
Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters .
Châu Âu hiện được xem như điểm nóng Covid-19, khi nhiều nước trong khu vực ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh gần đây.
Anh , vùng dịch thứ tư thế giới, tuần qua ghi nhận số ca nhiễm cao nhất kể từ ngày 21/7. Khoảng 333.465 người dương tính với nCoV trong 7 ngày qua, tăng 15% so với tuần trước đó. Tỷ lệ tử vong cũng tăng 12% trong tuần qua.
Giáo sư Peter Openshaw, cố vấn Covid-19 của chính phủ Anh, lo ngại quốc gia này phải đối mặt với đợt đóng cửa khác vào dịp Giáng sinh, khi cho rằng số ca nhiễm và tử vong hiện tại “không thể chấp nhận”. Ông kêu gọi công chúng làm mọi thứ có thể để ngăn chặn dịch lây lan, nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp như làm việc tại nhà và đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Lời cảnh báo của ông đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chối lời kêu gọi áp các biện pháp hạn chế Covid-19 và không cho rằng có thể xảy ra kịch bản phong tỏa vào mùa đông. Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak khẳng định việc triển khai tiêm vaccine và tiêm nhắc lại khiến việc đóng cửa hoặc hạn chế kinh tế đáng kể khó xảy ra.
Bộ trưởng Y tế Sajid Javid đầu tuần này thừa nhận ca nhiễm mới ở Anh có thể chạm mức 100.000 ca mỗi ngày, nhưng nhận định mọi thứ vẫn nằm trong khả năng dự phòng.
Đức cũng ghi nhận xu hướng Covid-19 tăng. Tỷ lệ nhiễm nCoV trung bình 7 ngày của quốc gia này lần đầu chạm mức 100 ca/100.000 dân kể từ tháng 5. Viện Y tế Robert Koch (RKI) của Đức cho biết 8 ngày trước, tỷ lệ này mới ở mức 68,7.
Thông tin đáng lo ngại mới được đưa ra một ngày sau khi Bộ Y tế Đức cảnh báo “đang chứng kiến tình hình dịch leo thang”.
Đức đã ghi nhận 9.267 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm nCoV ở nước này lên 4.464.667. Đến nay, quốc gia châu Âu này đã báo cáo 95.794 ca tử vong.
Tình hình Covid-19 cũng diễn biến xấu đi ở một số quốc gia khác như Bulgaria, Ba Lan, Latvia, quốc gia châu Âu đầu tiên phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa vì Covid-19.
Nga hôm qua ghi nhận thêm 1.075 người chết vì Covid-19, đánh dấu ngày thứ năm liên tiếp báo cáo số ca tử vong kỷ lục. Số ca nhiễm mới là 37.678, cũng là mức cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Nga hiện ghi nhận hơn 8,16 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 228.000 người đã chết.
Dù có vaccine tự sản xuất, chỉ khoảng 1/3 dân số Nga đã tiêm chủng. Điện Kremlin ngày 22/10 thừa nhận Nga tiêm chủng tệ nhất châu Âu, trong khi các biến chủng nCoV khiến số người nhiễm virus và diễn biến nặng tăng nhanh.
Trong khi đó, tình hình Covid-19 ở Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Số ca nhiễm mới đã giảm 25% trong vòng 14 ngày qua, trong khi tỷ lệ nhập viện và tử vong lần lượt giảm 19% và 15%, theo NY Times .
Mỹ báo cáo 46.287.718 ca nhiễm và 756.137 ca tử vong, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 23.122 người nhiễm và 416 người chết trong 24 giờ qua.
78% người Mỹ trên 12 tuổi và đủ điều kiện đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 67% đã hoàn thành kế hoạch tiêm chủng. Mỹ cũng đang triển khai chiến dịch tiêm tăng cường và dự kiến mở rộng tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-11.
Tại châu Á , tình hình dịch nhìn chung giảm, khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng được cải thiện.
Hàn Quốc hôm qua tuyên bố đạt mục tiêu 70% dân số tiêm chủng vaccine Covid-19. Quốc gia 52 triệu dân đã có khởi đầu chậm chạp, khi tới cuối tháng 2 mới triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, tới ngày 23/10, mục tiêu 70% đã được hoàn thành.
Bộ trưởng Y tế Kwon Deok-cheol tuần trước nói chính phủ sẽ quyết định bắt đầu quay lại cuộc sống bình thường từ đầu tháng 11.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang trải qua đợt bùng phát Covid-19 mới vì biến chủng Delta với số ca nhiễm trong 24 giờ cao nhất từ ngày 20/9. Giới chức y tế Trung Quốc ghi nhận 38 ca Covid-19 lây nhiễm nội địa trong ngày 22/10, với các ca nhiễm hiện tập trung tại phía bắc và tây bắc Trung Quốc.
Lần gần nhất Trung Quốc ghi nhận hơn 40 ca nhiễm trong vòng 24 giờ là ở tỉnh Phúc Kiến, phía tây nam nước này, ngày 20/9.
Trung Quốc đã tiêm chủng 2,23 tỷ liều vaccine Covid-19, với khoảng 1,05 tỷ người tiêm chủng đầy đủ, theo Our World in Data.
Shao Yiming, nhà dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc và thành viên nhóm chuyên trách về vaccine Covid-19, cho biết quốc gia này sẽ không triển khai tiêm trộn vaccine cho tới khi có thêm nhiều dữ liệu khoa học về phương pháp này.
WHO cảnh báo khủng hoảng Covid-19 kéo dài tới năm 2022
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 do các nước nghèo không nhận được số vaccine cần thiết.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).
"Tôi có thể nói với bạn rằng chúng ta đang không đi đúng hướng. Chúng ta thực sự cần phải đẩy nhanh tiến độ phân phối vaccine, nếu không đại dịch này sẽ kéo dài thêm một năm nữa", tiến sĩ Bruce Aylward, lãnh đạo cấp cao của WHO, cho biết hôm 20/10.
Theo ông Aylward, điều đó đồng nghĩa với việc cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể "dễ dàng kéo sang năm 2022".
Ông Aylward kêu gọi các nước giàu nhường cơ hội mua vaccine Covid-19 để các công ty dược phẩm có thể ưu tiên phân phối vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Quan chức WHO nói rằng, các nước giàu cần phải thống kê xem họ đã thực hiện đến đâu các cam kết đóng góp vaccine từng được đưa ra tại các hội nghị thượng đỉnh như cuộc họp G7 ở Anh vào mùa hè vừa qua.
Theo BBC , Anh đã cung cấp hơn 10 triệu liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia có nhu cầu, trong khi con số cam kết của Anh là 100 triệu liều.
Hiện chưa đầy 5% dân số châu Phi được tiêm vaccine, trong khi tỷ lệ này ở các châu lục khác là từ 40% trở lên.
Peoples Vaccine, một liên minh các tổ chức từ thiện, đã công bố số liệu mới cho thấy, chỉ 1/7 lượng vaccine mà các công ty dược phẩm và các nước giàu hứa hẹn được chuyển đến các nước nghèo hơn.
Phần lớn vaccine Covid-19 đã được tiêm ở các nước có thu nhập cao hoặc trên trung bình. Trong khi đó, châu Phi chỉ chiếm 2,6% số liều vaccine được tiêm chủng trên toàn cầu.
COVAX, sáng kiến được triển khai nhằm giúp phân phối công bằng vaccine Covid-19 toàn cầu, đã đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine trước cuối năm nay. Tuy nhiên cho đến nay, COVAX mới chỉ phân phối 371 triệu liều.
Theo Giám đốc phụ trách vaccine của WHO Kate OBrien, hiện tại 3,5 tỷ liều vaccine đã được triển khai trên thế giới. Mỗi tháng, thế giới có thêm khoảng 1,5 tỷ liều được sản xuất, đủ số liều để có thể đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số các nước cho tới cuối năm. Tuy nhiên, tình hình phân phối vaccine trên toàn cầu tới nay vẫn chưa đồng đều.
Trong khi đó, Nhóm cố vấn về chiến lược tiêm chủng của WHO (SAGE) ngày 11/10 khuyến cáo, những người bị suy giảm miễn dịch nên được tiêm thêm một mũi vaccine tăng cường, do họ có nguy cơ cao bị mắc Covid-19 "đột phá". Ca bệnh "đột phá" chỉ những người đã tiêm đủ liều vaccine tiêu chuẩn trước đó, nhưng vẫn bị mắc Covid-19.
Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng thế giới có thể bắt đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào mùa xuân tới, trong khi Giám đốc điều hành của hãng dược Moderna, Stéphane Bancel, nhận định đại dịch có thể kết thúc sau một năm nữa.
Albert Bourla, giám đốc điều hành của hãng dược Pfizer, cũng đưa ra dự đoán tương tự khi cho rằng "trong vòng một năm nữa, chúng ta có thể sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường".
Trong khi đó, giám đốc điều hành của Pfizer hồi tháng 6 (thời điểm trước khi biến chủng Delta bùng phát) từng nói với CNBC rằng, ông dự đoán các nước phát triển có thể trở lại cuộc sống bình thường vào cuối năm 2021, còn phần còn lại của thế giới sẽ vào năm 2022.
Châu Phi hướng tới sản xuất vaccine mRNA dựa trên công thức cơ bản của Moderna Một liên minh về công nghệ sinh học của Nam Phi đang nghiên cứu về vaccine mRNA dựa trên công thức bào chế vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna (Mỹ) trong nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thiếu nghiêm trọng vaccine ở lục địa Đen. Vaccine phòng COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Liên minh Vaccine và Sinh học...