WHO kêu gọi đẩy mạnh phát triển công nghệ gene
Ngày 12/7, Hội đồng Khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hối thúc các nước đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ di truyền để chống lại bệnh tật và nhanh chóng chia sẻ công nghệ này với các nước đang phát triển.
WHO kêu gọi các nước đẩy mạnh phát triển công nghệ gene. Ảnh minh họa: Getty Images
Trong một báo cáo công bố cùng ngày, Hội đồng Khoa học WHO cho rằng nghiên cứu trình tự ADN và chức năng của gene có thể đóng góp đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe con người.
Nhà khoa học thuộc WHO Somya Swaminathan cho biết các công nghệ gene đang thúc đẩy một số nghiên cứu mang tính đột phá nhất hiện nay. Theo bà, những công cụ này sẽ không phát huy hiệu quả cao nhất trừ khi các quốc gia trên thế giới cùng triển khai.
Video đang HOT
Nghiên cứu toàn hệ gene (Genomics) bao gồm nghiên cứu tất cả hoặc một phần thông tin trình tự di truyền của các sinh vật sống và tìm hiểu cấu trúc cũng như chức năng của các trình tự đó. Các nhà khoa học cho rằng việc đẩy mạnh nghiên cứu hệ gene sẽ cung cấp các phương tiện hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giúp ngăn chặn cũng như chẩn đoán, điều trị các bệnh.
Theo Chủ tịch Hội đồng Khoa học WHO, Giáo sư Harold Varmus, nghiên cứu hệ gene có thể mang lại đóng góp lớn cho sức khỏe con người, từ việc tìm ra các tác nhân lây bệnh, như virus gây bệnh COVID-19, đến dự đoán và điều trị nhiều loại bệnh, chẳng hạn như ung thư và rối loạn phát triển. Dữ liệu giải trình tự bộ gene đã trở thành cơ sở cho việc giám sát trên toàn thế giới về cách thức virus SARS-CoV-2 phát triển và các biến thể mới xuất hiện. Không chỉ vậy, dữ liệu giải trình tự bộ gene cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu và sản xuất vaccine.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra thực trạng bất bình đẳng hiện nay khi những nước nghèo hơn thường tụt lại phía sau so với các quốc gia giàu có trong việc tiếp cận với các công nghệ nghiên cứu gene. Báo cáo kêu gọi mở rộng việc tiếp cận với các công nghệ gene bên ngoài các quốc gia giàu có nhất bằng việc giải quyết sự thiếu hụt tài chính, hạ tầng phòng xét nghiệm, đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu.
Hội đồng Khoa học WHO được thành lập vào tháng 4/2021 với nhiệm vụ tư vấn cho Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus những phát triển khoa học, kỹ thuật có thể cải thiện y tế toàn cầu.
WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 'chưa có dấu hiệu chấm dứt'
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/7 cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt", đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang "tự do lưu hành" trên thế giới.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Ghebreyesus nêu rõ: "Các làn sóng mới cho thấy một lần nữa dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc. Virus SARS-CoV-2 đang tự do lưu hành và các nước không quản lý tốt gánh nặng bệnh tật dựa trên năng lực của các nước, cả về tình trạng nhập viện đối với các ca bệnh nghiêm trọng và ngày càng nhiều người mắc hội chứng hậu COVID".
Ông Ghebreyesus cũng bày tỏ lo ngại về số ca mắc COVID-19 ngày một gia tăng, gây áp lực hơn nữa lên hệ thống và nhân viên y tế vốn đã bị kéo căng. Theo người đứng đầu WHO, trong bối cảnh số ca mắc và nhập viện gia tăng, chính phủ các nước cũng phải triển khai các biện pháp đã được áp dụng như đeo khẩu trang, cải tạo hệ thống thông gió, tăng cường xét nghiệm và đề ra phương pháp điều trị.
Trong khi đó, Ủy ban tình trạng khẩn cấp thuộc WHO trong cuộc họp trực tuyến ngày 8/7 đã xác định bệnh COVID-19 vẫn là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC), mức báo động cao nhất của WHO. Ủy ban trên bao gồm các chuyên gia độc lập, cho biết số ca mắc đang gia tăng, virus vẫn đang phát triển và gây áp lực lên hệ thống y tế ở một số nước, đồng nghĩa là tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp.
Theo Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, số ca mắc COVID-19 thông báo lên WHO đã tăng 30% trong hai tuần qua chủ yếu do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra, cũng như việc các nước dỡ bỏ các biện pháp phòng chống.
Ông Ryan cho biết những thay đổi mới đây trong chính sách xét nghiệm đang cản trở việc phát hiện các ca bệnh và giám sát sự phát triển của virus gây bệnh.
Ủy ban tình trạng khẩn cấp cũng bày tỏ lo ngại về việc giảm mạnh hoạt động xét nghiệm dẫn tới giảm hoạt động giám sát và giải trình tự bộ gene virus SARS-CoV-2 .
Ghana ghi nhận 2 ca tử vong nghi nhiễm virus Marburg Ngày 7/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã có 2 người tử vong tại Ghana sau khi có kết quả dương tính với virus Marburg, một căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao như Ebola. WHO cho biết mặc dù đã có kết quả xét nghiệm tại Ghana, song các mẫu máu sẽ vẫn được chuyển đến Viện...