WHO kêu gọi các nước hoãn tiêm bổ sung vắc xin Covid-19
Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước tạm hoãn tiêm vắc xin Covid-19 liều tăng cường để những nơi khác có thêm nguồn cung vắc xin, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chủng nguy hiểm hơn.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).
Phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Budapest, Hungary ngày 23/8, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói, ông cảm thấy “thực sự thất vọng” với tình hình phân phối vắc xin Covid-19 trên thế giới hiện nay. Ông Tedros cho biết, hiện thế giới đã tiêm khoảng 4,8 tỷ liều vắc xin, trong đó 75% tập trung chỉ ở 10 nước.
“Trong khi một số nước bắt đầu tiêm bổ sung cho những người đã tiêm đầy đủ vắc xin, thì nhiều người ở những quốc gia thu nhập thấp vẫn chưa được tiêm mũi nào, kể cả đội ngũ y tế, người cao tuổi và những người thuộc nhóm dễ tổn thương”, ông Tedros nói.
Người đứng đầu WHO nhấn mạnh thêm: “Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi ngừng tiêm vắc xin mũi tăng cường trên phạm vi toàn cầu ít nhất đến cuối tháng 9 để các nước khác có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất có thể bắt kịp.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên WHO kêu gọi các nước hoãn tiêm vắc xin Covid-19 mũi bổ sung. Việc kêu gọi này nhằm mục tiêu giúp tất cả các nước có thể tiêm chủng ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9, khoảng 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm sau.
Ông cho rằng, phân phối công bằng vắc xin không chỉ là một phạm trù đạo đức hay kinh tế mà nó còn là lợi ích tốt nhất của tất cả các quốc gia. “Tình trạng bất cân bằng vắc xin càng kéo dài, thì virus càng có thêm cơ hội lây lan và đột biến nguy hiểm hơn, thậm chí kháng vắc xin, khiến đại dịch kéo dài hơn nữa, gây ra những gián đoạn về kinh tế, xã hội”, ông Tedros lập luận.
WHO: Thế giới bước vào thời kỳ nguy hiểm vì Covid-19
Tổng giám đốc WHO cảnh báo thế giới đang bước vào giai đoạn nguy hiểm của đại dịch Covid-19 khi số ca nhiễm toàn cầu vẫn tiếp tục tăng.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).
"Bất chấp sự phát triển của vắc xin trong thời gian kỷ lục mà chúng ta đã đạt được cho đến nay, thế giới bây giờ đang trong thời kỳ nguy hiểm thực sự. Nhiều thành quả mà chúng ta đạt được đang bị thách thức", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại phiên họp ngày 5/8.
Ông Tedros cho biết tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt 200 triệu người và con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
"Biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao hiện đã được phát hiện ở ít nhất 132 quốc gia. Nhưng sự gia tăng số ca nhiễm không hẳn là một quá trình tự nhiên, mà nó đang được thúc đẩy bởi sự tiếp xúc xã hội ngày càng tăng, các biện pháp kiểm soát y tế cộng đồng và xã hội không nhất quán, và việc tiêm chủng không công bằng", ông Tedros nói thêm.
Theo Tổng giám đốc WHO, 4 tỷ liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm trên toàn cầu, nhưng hơn 80% số vắc xin này tập trung tại quốc gia có thu nhập cao và trên trung bình. Nhân viên y tế và những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất ở các nước có thu nhập thấp không được tiêm vắc xin, trong khi một số quốc gia lại đang tiêm vắc xin cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh thấp.
"Điều này là sai lầm, những thành quả mà chúng ta đã phải rất khó khăn mới giành được thì đang bị mất đi và hệ thống y tế ở nhiều quốc gia đang bị quá tải, do số ca nhiễm tăng lên", ông Tedros nói thêm.
Ông Tedros cho biết mục tiêu của WHO là hỗ trợ mọi quốc gia tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9, ít nhất 40% dân số vào cuối năm nay và 70% dân số thế giới vào giữa năm tới.
Tuy nhiên, theo Tổng giám đốc WHO, ngay cả khi phần lớn người dân trên thế giới vẫn đang chờ đợi liều vắc xin đầu tiên, một số quốc gia đã chuyển sang tiêm liều vắc xin tăng cường sau khi tiêm đầy đủ 2 liều cho người dân.
"Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến chủng Delta. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận việc một số quốc gia đã sử dụng phần lớn nguồn cung vắc xin toàn cầu lại tiếp tục sử dụng nhiều hơn nữa, trong khi những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới vẫn chưa được bảo vệ", ông Tedros nói thêm.
Theo ông Tedros, các nước thu nhập cao hiện đã tiêm với tỷ lệ gần 100 liều vắc xin cho 100 người dân. Trong khi đó, các nước thu nhập thấp chỉ có thể tiêm 1,5 liều cho 100 người dân do thiếu nguồn cung.
Người đứng đầu WHO kêu gọi các nước hoãn tiêm vắc xin liều bổ sung ít nhất 2 tháng nữa để thế giới có cơ hội đạt mục tiêu tất cả các nước tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9.
"Chúng ta cần một sự đảo ngược ngay lập tức về việc phân phối vắc xin. Thay vì tập trung vào các nước thu nhập cao, bây giờ vắc xin phải được ưu tiên cho các nước thu nhập thấp", ông Tedros kêu gọi.
Tổng giám đốc WHO cho rằng để đạt được mục tiêu trên cần có sự hợp tác của tất cả các bên, đặc biệt là một số quốc gia và công ty kiểm soát việc cung cấp vắc xin trên toàn cầu. WHO kêu gọi các quốc gia và các nhà sản xuất vắc xin ưu tiên sử dụng sáng kiến COVAX.
Nỗ lực thu hẹp khoảng cách về tiếp cận vaccine Tiếp cận công bằng vaccine ngừa COVID-19 đang trở thành vấn đề cấp bách cần được cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết trong bối cảnh có sự phân hóa sâu sắc giữa các nước trên thế giới về tỷ lệ người dân được tiêm chủng. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP/TTXVN Việc...