WHO kêu gọi bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế trên toàn cầu
Tổng giám đốc WHO một lần nữa kêu gọi bổ sung các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch.
Phát biểu tại buổi họp báo hôm 27/3, Tổng giám đốc WHO một lần nữa kêu gọi bổ sung các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch.
“ Việc thiếu hụt các trang thiết bị bảo vệ cá nhân trên toàn cầu hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với khả năng cứu sống tập thể của chúng ta.
WHO đã chuyển gần 2 triệu thiết bị bảo hộ tới 74 quốc gia đang cần nhất và chúng tôi đang chuẩn bị gửi một số lượng tương tự“.
Video đang HOT
WHO kêu gọi bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế trên toàn thế giới. (Ảnh: Reuters)
“Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều hơn nữa. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết với sự hợp tác và đoàn kết quốc tế. Khi nhân viên y tế gặp rủi ro, tất cả chúng ta đều gặp rủi ro. Nhân viên y tế ở các nước thu nhập thấp và trung bình xứng đáng được bảo vệ như những nhân viên y tế ở các nước giàu nhất“, ông Ghebreyesus cho biết thêm.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo hiện có hơn 500.000 người trên toàn thế giới đã nhiễm virus SARS CoV-2 và hơn 20.000 người đã thiệt mạng do loại virus nguy hiểm này.
Ông Ghebreyesus cho rằng, đây là một con số đáng báo động, nhưng cũng có một điểm sáng là trên toàn thế giới đã có hơn 100.000 người bình phục.
Tổng giám đốc WHO cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực của các quốc gia trong cuộc đua tìm ra các phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Ghebreyesus cũng kêu gọi các nước trong thời gian này cần thận trọng trong việc sử dụng các loại thuốc chưa chứng minh được hiệu quả trong điều trị Covid-19.
WHO: Phong tỏa thôi chưa đủ
Trong khi ngày càng nhiều nước phong tỏa, hạn chế đi lại để chống đại dịch COVID-19, ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo việc chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa là không đủ.
Chuyên gia Michael Ryan và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: REUTERS
Theo ông Ryan, nếu không có các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ để dập dịch, dịch có nguy cơ bùng phát trở lại khi gỡ bỏ phong tỏa.
"Điều chúng ta cần tập trung là tìm người bị bệnh, người mang virus và cách ly họ, tìm và cách ly những người tiếp xúc với họ. Nếu bây giờ chúng ta không áp dụng các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ, khi những biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa được gỡ bỏ, bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại " - chuyên gia của WHO nói trên Đài BBC ngày 22-3.
Mỹ và nhiều nước châu Âu, Á đang áp dụng biện pháp phong tỏa tương tự như Trung Quốc từng làm để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Người dân được yêu cầu làm việc ở nhà trong khi trường học, nhà hàng, quán rượu... phải đóng cửa.
Tuy nhiên, ông Ryan cho biết các nước Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc áp dụng việc phong tỏa cùng với các biện pháp mạnh như xét nghiệm mọi ca nghi nhiễm. Đây là hình mẫu cho các nước châu Âu, hiện đang là điểm nóng của dịch COVID-19.
"Một khi trấn áp được việc lây lan, chúng ta phải truy theo virus và chống lại nó" - ông nói.
Chuyên gia WHO cũng cho biết nhiều loại văcxin chống COVID-19 đang được phát triển nhưng chỉ mới có một loại bắt đầu thử nghiệm ở Mỹ. Nhưng để đảm bảo an toàn, có thể mất đến một năm nữa để đưa vào sử dụng.
TRẦN PHƯƠNG
WHO: Virus corona là 'kẻ thù chung của toàn nhân loại' Số người nhiễm mới và thiệt mạng do virus corona tăng lên nhanh chóng tại nhiều quốc gia, WHO khẳng định dịch bệnh này là kẻ thù chung của toàn nhân loại. "Với hơn 210.000 ca nhiễm trên toàn thế giới và hơn 10.000 người thiệt mạng, mỗi ngày virus corona chủng mới lại mang tới những cột mốc bi thảm", Tổng Giám...