WHO ghi nhận ngày tăng ca nhiễm nCoV cao kỷ lục
WHO ghi nhận hơn 183.000 nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, mức tăng kỷ lục mới nhất trong đại dịch đã khiến gần 471.000 người chết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 21/6 là ngày ghi nhận ca nhiễm nCoV mới cao kỷ lục với 183.020 trường hợp, chủ yếu ở khu vực Bắc và Nam Mỹ với hơn 116.000 ca. Kỷ lục trước đó được ghi nhận ngày 18/6 với 181.232 ca nhiễm.
Theo thống kê của trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers, thế giới hiện ghi nhận hơn 9 triệu ca nhiễm và gần 471.000 ca tử vong do đại dịch Covid-19. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,3 triệu ca nhiễm và hơn 122.000 ca tử vong, trong khi Brazil xếp thứ hai với gần 1,1 triệu ca nhiễm và hơn 50.000 ca tử vong.
Các chuyên gia cho biết số ca nhiễm tăng có thể cho thấy việc tăng cường xét nghiệm cũng như lây nhiễm rộng hơn. Hơn 2/3 ca tử vong được ghi nhận ở châu Mỹ.
Video đang HOT
Người dân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân chết vì Covid-19 ở Sao Paulo, Brazil hôm 20/6. Ảnh: Reuters.
Trước đó một ngày, WHO cảnh báo nhân loại đang tiến đến giai đoạn mới và nguy hiểm của đại dịch. “Nhiều người đã chán ngấy với việc phải ở nhà. Các quốc gia vì thế mà nỗ lực nới lệnh giãn cách và mở cửa lại nền kinh tế. Nhưng virus vẫn lây lan nhanh chóng, nguy hiểm và hầu hết mọi người dễ mắc bệnh”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Ca nhiễm đang tăng nhanh không chỉ ở châu Mỹ mà còn Nam Phi và các nước khác. Nam Phi hôm 20/6 báo cáo gần 5.000 ca nhiễm mới và 46 ca tử vong. Bất chấp sự gia tăng, Tổng thống Cyril Ramaphosa tuyên bố nới lỏng hơn nữa các biện pháp phong tỏa. Sòng bạc, thẩm mỹ viện và dịch vụ nhà hàng sẽ được mở cửa trở lại.
Ở châu Âu, một nhà máy thịt đóng hộp ở Đức ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, buộc chính quyền khu vực phải cách ly toàn bộ 6.500 công nhân, quản lý và thành viên gia đình họ. Tại châu Á, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới, làm dấy lên lo ngại làn sóng bùng phát thứ hai tại hai nước này.
Trong tuần qua, Bắc Kinh đã siết chặt kiểm soát đi lại bằng cách yêu cầu bất kỳ ai muốn rời khỏi thủ đô 20 triệu dân đều phải trình giấy chứng nhận âm tính nCoV. Tại Hàn Quốc, gần 200 ca nhiễm liên quan đến một công ty bán hàng và ít nhất 70 ca liên quan câu lạc bộ bóng bàn ở Seoul. Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc không thắt chặt biện pháp cách biệt cộng đồng để tránh gây tổn hại nền kinh tế.
WFP: 40 triệu người ở Mỹ Latinh đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cảnh báo đại dịch COVID-19 đang đẩy 40 triệu người dân tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe vào tình trạng mất an ninh lương thực.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn dịch COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cảnh báo đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy 40 triệu người dân tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe vào tình trạng mất an ninh lương thực, đồng thời kêu gọi chính phủ các quốc gia trong khu vực đưa ra các biện pháp khẩn cấp nhằm tránh một đại dịch "đói ăn".
WFP lưu ý rằng số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng từ 3,4 triệu lên 14 triệu người trong những năm gần đây và đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục làm gia tăng số người thiếu ăn trong khu vực.
WFP hiện hoạt động tại các quốc gia thuộc Vành đai khô hạn ở Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua; tại Ecuador, Bolivia, Colombia và Peru tại Nam Mỹ và tại Cuba, Cộng hòa Dominicana và Haiti ở Caribe.
Tổ chức này đánh giá tình trạng mất an ninh lương thực đang thực sự đáng quan ngại tại Haiti và các quốc gia thuộc Vành đai khô hạn ở Trung Mỹ.
Giám đốc khu vực của WFP Miguel Barreto cho biết do cuộc khủng hoảng COVID-19, khoản trợ giúp tài chính trị giá 400 triệu USD dự kiến dành cho khu vực trong cuộc chiến chống nạn đói năm 2020 trở nên quá thấp so với nhu cầu hiện tại.
Theo ông Barreto, đại dịch COVID-19 đã kéo theo các cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội tại khu vực và làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở khu vực.
Do vậy, chính phủ các nước trong khu vực cũng như các tổ chức lương thực và nhân đạo quốc tế cần hành động ngay để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này biến thành đại dịch đói./.
Brazil phải khai quật mồ cũ lấy chỗ cho nạn nhân Covid-19 Hài cốt trong những ngôi mộ ba năm trở lên ở Sao Paulo sẽ được khai quật và chứa trong container, nhường chỗ cho người chết vì Covid-19. Dịch vụ tang lễ thành phố Sao Paulo, Brazil hôm 12/6 thông báo những hài cốt sau khi khai quật sẽ được bỏ vào túi, đánh số, lưu trữ tạm thời trong container và chuyển...