WHO dự báo tương lai kết thúc đại dịch Covid-19
Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng virus SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, dựa trên diễn biến của đại dịch thời gian qua.
Nhiều chuyên gia dự đoán Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu năm 2022 (Ảnh minh họa: AFP).
Phát biểu trên kênh Soloviev Live YouTube hôm 16/1, Đại diện của WHO tại Nga Melita Vujnovic cho biết, cách đại dịch Covid-19 phát triển cho thấy virus SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, thay vào đó nó sẽ lưu hành như một bệnh đặc hữu.
“Covid-19 đang trên đường trở thành một bệnh đặc hữu. Điều này có nghĩa là nó sẽ không biến mất. Nhưng chúng ta đã học được cách điều trị và cách bảo vệ bản thân khỏi virus. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần ngăn chặn sự bùng phát của các ca nhiễm ngay bây giờ và giảm số lượng những người dễ bị tổn thương bởi virus. Nếu không, các biến chủng mới sẽ xuất hiện theo hướng không thể đoán trước”, bà Vujnovic cho biết.
Quan chức WHO cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để thế giới có thể “buông lỏng” đại dịch.
“Ngoài việc tiêm phòng, điều quan trọng nhất bây giờ là tuân thủ các biện pháp bảo vệ khác: đeo khẩu trang và đổi khẩu trang theo khoảng thời gian khuyến cáo, thông gió trong các phòng và tránh tập trung đông người trong không gian hẹp. Điều này rất quan trọng”, bà Vujnovic nói thêm.
Hơn 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới vẫn đang chật vật đối phó với đợt bùng phát mới do sự xuất hiện của các biến chủng mới. Biến chủng Omicron được phát hiện hồi cuối năm 2021 đang khiến số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới tăng đột biến, kéo theo thách thức lớn cho hệ thống y tế.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Hong Kong, so với biến chủng Delta, Omicron có thể nhân bản nhanh hơn 70 lần ở đường hô hấp trên, dẫn đến nguy cơ lây lan cao hơn. Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy ngày 16/1 cảnh báo vài tuần tới sẽ là khoảng thời gian “rất khó khăn” vì số ca Covid-19 sẽ tiếp tục tăng do sự lan rộng của biến chủng Omicron. Ông Murthy cho biết Mỹ hiện ghi nhận khoảng 800.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Trong bối cảnh Omicron bùng phát, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 2.596 ca tử vong liên quan đến Covid-19 và khoảng 874.000 ca nhiễm trên cả nước vào ngày 13/1, tăng gần gấp 8 lần so với một tháng trước đó. Mặc dù ông Murthy không đưa ra dự đoán về số người nhiễm bệnh mà Mỹ có thể ghi nhận trong thời gian tới, nhưng nhấn mạnh “vai trò quan trọng nhất của vaccine” trong việc giảm ca tử vong và nhập viện.
Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng, mặc dù có khả năng lây lan cao hơn, nhưng Omicron dường như gây triệu chứng nhẹ hơn so với các chủng khác của SARS-CoV-2. Vì Omicron dường như ít có nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng hơn so với Delta, nên sự xuất hiện của biến chủng này đã làm dấy lên hy vọng rằng, đây sẽ là khởi đầu của xu hướng virus trở nên nhẹ hơn, như cảm lạnh thông thường. Một số nhà khoa học thậm chí tin rằng, Omicron có thể đánh dấu sự kết thúc của đại dịch Covid-19.
“2022 là năm đại dịch Covid-19 có thể kết thúc. Giờ đây, chúng ta đã có các công cụ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này”, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhận định. Dự đoán này được đưa ra dựa trên tính toán rằng, đến giữa năm 2022, các nước đều đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 70%.
Chủ tịch kiêm người đồng sáng lập hãng dược Moderna, Noubar Afeyan, gần đây dự đoán “năm 2022 có thể là năm mà đại dịch bước vào giai đoạn bệnh đặc hữu, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào những gì xảy ra trên thực tế và các quyết định được đưa ra trên toàn thế giới”.
COVID-19 tới 6h sáng 12/1: Thế giới thêm 2,5 triệu ca mắc/ngày; Mỹ kỷ lục người nhập viện
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,5 triệu ca nhiễm mới và 7.370 ca tử vong, đưa tổng ca bệnh vượt 313 triệu và 5.519.433 ca tử vong.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Dearborn, Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 12/1 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 313.631.273 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.520.184 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.520.135 và 7.370 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 261.54.230 người, 41.394.077 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 93.884 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 368.149 ca; Mỹ đứng thứ hai với 336.620 ca; tiếp theo là Italy (220.532 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.291 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (783 ca) và Đức (387 ca tử vong).
Video đang HOT
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 62.997.892 người, trong đó có 862.931 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 36.060.902 ca nhiễm, bao gồm 484.359 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.629.460 ca bệnh và 620.238 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 98,55 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 87,67 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 74 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 41,54 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,26 triệu ca và châu Đại Dương trên 1,3 triệu ca nhiễm.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy. AFP /TTXVN
Mỹ: Ca mắc và nhập viện lên con số kỷ lục
Theo NBC News, nước Mỹ ngày 10/1 ghi nhận 1.343.167 triệu ca nhiễm COVID-19, vượt qua kỷ lục trước đó là 1.044.970 của ngày 3/1/2022. Trong khi đó, số ca nhập viện cũng lên mức kỷ lục từ đầu dịch, với trung bình trong 7 ngày đã đạt 135.574 tính đến 10/1, tăng 83,1% trong 2 tuần qua.
Theo phân tích của NBC News về dữ liệu nhập viện của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, số ca nhập viện tăng đặc biệt đáng chú ý ở một số bang vùng Trung Tây.
Tính đến ngày 10/1 (theo giờ địa phương), tỷ lệ nhập viện trên dân số ở thủ đô Washington, D.C., là cao nhất trong cả nước, tiếp theo là New Jersey, New York và Ohio. Trong khi đó, các bang miền Nam đã chứng kiến biến động lớn nhất trong hai tuần qua, với số ca nhập viện trung bình trong bảy ngày ở Louisiana tăng 341%, từ 340 lên 1.501 c, trong khi Florida đã chứng kiến mức trung bình tăng 277%, từ 2.426 đến 9.169 ca.
Ấn Độ: Ca mắc mới COVID-19 tăng gấp 20 lần trong vòng một tháng
Ấn Độ ngày 11/1 thông báo ghi nhận thêm 168.063 ca mắc mới COVID-19, tăng gấp 20 lần trong vòng một tháng, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 35,88 triệu ca. Số ca tử vong vì dịch COVID-19 cũng tăng 277 ca lên 484.213 ca.
Hầu hết số ca mắc COVID-19 gần đây ở Ấn Độ đã tự phục hồi tại nhà và tỷ lệ nhập viện điều trị chỉ bằng 50% so với 2 làn sóng lây nhiễm gần nhất ở nước này vào tháng 4 và tháng 5/2021. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn khi mà trong hai ngày 14/1 và 15/1 tới đây, gần 1 triệu tín đồ đạo Hindu sẽ tụ tập bên bờ sông Hằng ở bang Tây Bengal để thực hiện nghi lễ tắm gội thiêng liêng có tên là Gangasagar. Hiện đã có hàng chục nghìn người hành hương đến địa điểm tổ chức lễ hội trên một hòn đảo ở phía Đông bang Tây Bengal, nơi ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao thứ hai ở Ấn Độ sau bang Maharashtra. Theo giới chức Ấn Độ, lễ hội Gangasagar lần này dự kiến có khoảng 800.000 đến 1 triệu người tham gia.
Năm ngoái, việc tổ chức một lễ hội tương tự ở miền Bắc Ấn Độ đã khiến hàng triệu người nhiễm biến thể Delta và hàng chục nghìn người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Guwahati, bang Assam, Ấn Độ, ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
WHO: Hơn 50% dân số châu Âu có nguy cơ nhiễm Omicron trong vài tuần tới
Hơn 50% dân số châu Âu sẽ nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 2 tháng tới nếu tốc độ lây lan duy trì như hiện nay. Đây là nhận định mới nhất của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu đưa ra ngày 11/1.
Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của năm 2022, khu vực châu Âu ghi nhận hơn 7 triệu ca mới, tăng hơn gấp đôi trong vòng 2 tuần. Theo tốc độ lây lan hiện nay, Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) dự báo hơn 50% dân số châu Âu sẽ nhiễm biến thể Omicron trong 6-8 tuần tới.
Dựa trên những dữ liệu thu thập trong vài tuần vừa qua, ông Kluge cũng cho biết biến thể Omicron được xác nhận là có khả năng lây nhiễm cao hơn và có những đột biến giúp bám dính vào tế bào người dễ dàng hơn. Những người đã tiêm phòng hoặc đã từng nhiễm bệnh cũng vẫn có nguy cơ nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, quan chức WHO nhấn mạnh các loại vaccine đã được cấp phép sử dụng đều có hiệu quả bảo vệ tốt trước nguy cơ bệnh nặng và tử vong, kể cả khi nhiễm biến thể Omicron.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại một nhà ga ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 1/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO cũng cảnh báo không nên coi COVID-19 như các bệnh đặc hữu đồng thời khẳng định tình trạng lây lan biến thể Omicron vẫn chưa đến giai đoạn ổn định.
Ba Lan: Số ca tử vong vượt mốc 100.000
Chính phủ Ba Lan ngày 11/1 thông báo số ca tử vong do COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay đã vượt mốc 100.000, và nước này thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới.
Bộ trưởng Y tế Adam Niedzielski cho biết nước này vừa ghi nhận 493 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số người không qua khỏi từ đầu dịch đến nay lên 100.254. Tỷ lệ tử vong trong 100.000 dân ở Ba Lan trong 14 ngày qua là 14,31, cao thứ 6 thế giới sau các nước Trinidad và Tobago, Moldova, Georgia, Hungary và San Marino.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Vácsava, Ba Lan ngày 7/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay chỉ khoảng 63% dân số trưởng thành của Ba Lan đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, một trong những mức thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Chính phủ Ba Lan hiện kêu gọi người dân tiêm vaccine, tuy nhiên không áp dụng yêu cầu phải có giấy chứng nhận tiêm vaccine khi tham gia các hoạt động xã hội.
Bulgaria: Thủ tướng tự cách ly sau tiếp xúc người mắc COVID-19
Ngày 11/1, một quan chức báo chí của Chính phủ Bulgaria cho biết, Thủ tướng nước này Kiril Petkov đang thực hiện tự cách ly sau khi tiếp xúc Chủ tịch Quốc hội Nikola Minchev, người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Hiện chính phủ Bulgaria chưa quyết định chọn một phó thủ tướng để tạm thời tiếp quản công việc của Thủ tướng Petkov.
Trước đó, ngày 10/1, Thủ tướng Petkov, cũng như Tổng thống Rumen Radev, các bộ trưởng chủ chốt và chính trị gia hàng đầu đã cùng Chủ tịch Quốc hội Minchev tham dự một cuộc họp kéo dài của Hội đồng An ninh Quốc gia Bulgaria.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Martinique, Pháp. AFP /TTXVN
Italy ưu tiên duy trì mở cửa trường học và tiêm vaccine
Ngày 10/1, Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn chống dịch COVID-19 hiện nay là đảm bảo trường học tiếp tục mở cửa đón học sinh, đồng thời bảo vệ quyết định bắt buộc tiêm vaccine cho người từ 50 tuổi trở lên nhằm giảm tải cho các bệnh viện trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao.
Thủ tướng Draghi đề cập tới khả năng nhiều trường học sẽ chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trong những tuần tới để phòng ngừa sự lây lan của biến thể Omicron, song nhấn mạnh không được lạm dụng hình thức học tập này. Theo ông, việc đóng cửa trường học không có ý nghĩa gì khi mà các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường và hiện nay không có lý do gì để Italy phải đóng cửa mọi hoạt động. Ông nhấn mạnh việc các trường học và đại học đóng cửa kể từ khi dịch bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới học sinh, sinh viên trên cả nước.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy. AFP /TTXVN
Hiện hơn 86% dân số Italy trên 12 tuổi đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản và 59% dân số đã tiêm mũi tăng cường.
Chile bắt đầu chương trình tiêm mũi vaccine thứ 4
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Chile đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua, ngày 10/1, nước này đã chính thức triển khai chương trình tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 cho người dân, với đối tượng đầu tiên là những người có hội chứng suy giảm miễn dịch.
ADVERTISING
X
Tổng thống Sebastián Piera đã khởi động chương trình tiêm mũi vaccine thứ tư tại một bệnh viện ở thủ đô Santiago. Ông Piera cho rằng việc Chile liên tiếp ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày là dấu hiệu cho thấy sự bùng phát trở lại của dịch bệnh và nước này có thể phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm, với số ca mắc mới có thể lên tới ít nhất 10.000 ca/ngày. Chính vì vậy, Chính phủ Chile cần phải có sự chuẩn bị sớm để đối phó với làn sóng dịch mới và một trong những biện pháp quan trọng là khởi động sớm chương trình tiêm mũi vaccine thứ tư.
Nhân viên y tế tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 cho người dân tại Santiago, Chile, ngày 10/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chile là một trong những nước được đánh giá là triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Mỹ Latinh và trong nhiều tháng qua, nước này đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh và mở cửa trở lại hầu hết hoạt động thường nhật.
Hàn Quốc xem xét tiêm mũi thứ tư cho người suy giảm hệ miễn dịch
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 11/1 đã kêu gọi áp dụng mọi biện pháp có thể để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, đồng thời nhấn mạnh việc Omicron trở thành biến thể "chủ đạo" tại nước này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tổng thống Moon Jae-in cũng đề nghị các cơ quan y tế nhanh chóng đưa ra quyết định về tiêm mũi thứ tư cho những người có hệ miễn dịch suy giảm đồng thời kêu gọi người dân trên 50 tuổi, thanh thiếu niên tiêm mũi thứ 3. Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc hiện tại có dấu hiệu chậm lại nhưng có nguy cơ bùng phát trở lại do nước này sắp bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong những ngày gần đây, các trường hợp nhiễm mới ở Hàn Quốc dao động quanh mức 3.000 ca/ngày.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Naha, Nhật Bản, ngày 8/1/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Indonesia: Số ca mắc tăng 70% chỉ trong một ngày
Ngày 11/1, Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 thuộc Chính phủ Indonesia cho biết đã ghi nhận 802 ca mắc mới COVID-19 và 4.267.451 ca kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu tháng 3/2020.
Đáng chú ý, số ca mắc mới trong ngày 11/1 đã tăng hơn 70% so với mức 454 ca được công bố một ngày trước đó, chủ yếu do sự lây lan nhanh của biến thể Omicron. Bộ Y tế Indonesia dự báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba tại nước này sẽ đạt đỉnh vào đầu hoặc giữa tháng 2 tới. Cho đến nay, Indonesia đã ghi nhận 414 ca nhiễm Omicron, trong đó phần lớn là các ca nhập cảnh. Theo người phát ngôn Bộ Y tế, phần lớn các bệnh nhân nhiễm Omicron không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ như ho, cúm và sốt. Ngoài ra, đa số họ cũng đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine COVID-19.
Người đứng đầu bộ phận xử lý y tế thuộc Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 Alexander K. Ginting cho biết số ca mắc COVID-19 hàng ngày tại Indonesia đã tăng đột biến do kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới 2022, cũng như do sự lây lan nhanh hơn của biến thể Omicron. Tuy nhiên, ông Alex khẳng định rằng sự gia tăng này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương và địa phương.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Jakarta, Indonesia, ngày 11/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan cân nhắc xếp COVID-19 vào danh mục bệnh đặc hữu
Bộ Y tế Thái Lan dự định đưa COVID-19 vào danh mục các bệnh đặc hữu trong năm nay vì làn sóng hiện tại cho thấy các triệu chứng nhẹ và người dân đã tích cực tham gia tiêm phòng.
Ngày 10/1, Thư ký thường trực về sức khỏe cộng đồng Kiattiphum Wongrajit đã thông tin về kế hoạch của Bộ Y tế, trong đó cho biết làn sóng mới liên quan biến thể Omicron đang lây lan nhanh, song đa phần các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và tỷ lệ tử vong thấp. Trước tình hình này, Bộ Y tế cần hành động để xếp COVID-19 vào danh mục bệnh đặc hữu.
Ông Kiattiphum nêu rõ chiến lược của Bộ Y tế Thái Lan trong năm 2022 là làm giảm đà lây lan dịch COVID-19 vì các đợt bùng phát với tốc độ quá nhanh có thể làm quá tải các hệ thống y tế cũng như có nguy cơ xuất hiện thêm các đột biến.
Ông Kiattiphum khẳng định Bộ Y tế có đủ vaccine ngừa COVID-19 hiệu quả để thực hiện chiến lược nói trên. Bên cạnh đó, người bệnh với các triệu chứng nhẹ có thể được cách ly tại nhà và sớm bình phục sau một thời gian ngắn. Bộ Y tế đảm bảo có đủ thuốc và vật tư y tế để hỗ trợ bệnh nhân cách ly tại nhà và các bệnh viện trên cả nước sẵn sàng tiếp nhận nhanh chóng những trường hợp có triệu chứng nặng.
Nhân viên y tế tại bệnh viện ở Mandaluyong City, Philippines ngày 5/1/2022. Ảnh: Philstar
WHO: Số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu giảm mạnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 6/1 cho biết số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu tăng sốc tới 71% trong tuần vừa qua so với tuần trước đó, nhưng số ca tử vong mới do dịch bệnh này giảm 10%. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở ngoại ô Siliguri, Ấn Độ....