WHO: Đợt bùng phát dịch Ebola mới nhất gây thiệt hại nặng nề cho Uganda
Ngày 5/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Uganda ghi nhận 63 ca mắc và nghi mắc virus Ebola trong đợt bùng phát dịch mới nhất, trong đó có tới 29 ca tử vong.
Nhân viên y tế làm việc tại khu vực cách ly dành cho bệnh nhân Ebola ở Mubende, Uganda, ngày 24/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo tại Geneva, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết đợt bùng phát tại Uganda lần này gây thiệt hại lớn cho ngành y tế. 10 nhân viên y tế nhiễm bệnh và 4 người đã tử vong. Có 4 trường hợp đã bình phục và đang tiếp tục được theo dõi sức khỏe. Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Y tế Uganda, ít nhất 65 nhân viên y tế đang được cách ly sau khi tiếp xúc với các ca mắc bệnh.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh WHO đang hỗ trợ Chính phủ Uganda ứng phó với đợt bùng phát dịch Ebola hiện đã lây lan tại 4 quận ở quốc gia Đông Phi này. Cho đến nay, WHO đã giải ngân 2 triệu USD trong quỹ dự phòng dành cho các trường hợp khẩn cấp và đang làm việc với các đối tác để hỗ trợ Bộ Y tế Uganda bằng cách cử thêm chuyên gia, hỗ trợ thêm vật tư và các nguồn lực bổ sung.
Cũng theo Tổng Giám đốc WHO, mặc dù các vaccine được sử dụng phòng dịch Ebola gần đây tại nước láng giềng CHDC Congo không phát huy hiệu quả đối với chủng virus đang lưu hành tại Uganda, nhưng có một số vaccine đang được phát triển nhằm ngăn ngừa căn bệnh này. Có 2 vaccine trong số đó có thể sẽ bắt đầu được thử nghiệm tại Uganda trong những tuần tới.
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới
Theo trang thông tin chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ đầu năm 2022 đến nay, WHO đã nhận được báo cáo về sự xuất hiện của dịch đậu mùa khỉ tại 106 quốc gia thành viên ở tất cả 6 khu vực của tổ chức này.
Kiểm tra y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế ở Chennai, Ấn Độ, ngày 3/6/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, tính đến ngày 4/10, có tổng cộng 68.900 ca mắc đậu mùa khỉ được xác nhận và 3.203 ca nghi mắc. Theo báo cáo của WHO, thế giới đến nay ghi nhận 26 ca tử vong vì căn bệnh này.
Mỹ là nước có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất thế giới với hơn 26.000 ca tính đến ngày 3/10. Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết California là bang có số ca mắc đông nhất của nước này với 5.010 ca, tiếp sau là New York (3.948 ca), Florida (2.543 ca).
CDC Mỹ khẳng định trong tương lai gần, dịch bệnh này chưa thể xóa sổ tại Mỹ, song hiện nay mức độ lây lan đang dần chậm lại nhờ chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh được mở rộng và người dân được nâng cao nhận thức về cách phòng tránh bệnh.
Mặc dù virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ động vật sang người, song các chuyên gia y tế nhấn mạnh sự lây lan toàn cầu gần đây là do tiếp xúc gần với người bệnh. Các triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, phát ban hoặc tổn thương da. Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các nốt phát ban giống như bệnh đậu mùa và để lại sẹo, chủ yếu ở mặt, hậu môn và bộ phận sinh dục. Những người mắc bệnh có thể lây lan cho người khác khi đã xuất hiện các triệu chứng và virus lây lan qua chất dịch cơ thể (mủ hoặc máu từ các tổn thương da) và các vật dụng mà người mắc bệnh sử dụng.
WHO lạc quan về khả năng loại trừ dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu Ngày 30/8, các quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định có khả năng loại trừ dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu, viện dẫn bằng chứng cho thấy số ca mắc bệnh này đang giảm đi ở một số quốc gia. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ tại điểm tiêm chủng ở Lille, miền...