WHO đổi tên các biến thể SARS-CoV-2 vì lý do nhạy cảm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không muốn các nước phát hiện ra biến thể bị kỳ thị.
WHO đã đổi tên các chủng virus SARS-CoV-2 phổ biến, được xếp vào loại “biến thể đáng lo ngại” bằng các chữ cái Hy Lạp.
Chủng B.1.1.7 xuất hiện lần đầu tiên ở Anh được gọi là biến thể Alpha. Chủng B.1.351 được ghi nhận sớm nhất Nam Phi có tên là Beta. Biến thể có tên gọi cũ là chủng Brazil sẽ được gọi là Gamma.
Các biến thể B.1.617.1 và B.1.617.2 từng được gọi là chủng Ấn Độ giờ mang tên lần lượt là Kappa và Delta.
Bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu nhóm kỹ thuật của WHO, nói: “Không nên kỳ thị bất cứ quốc gia nào phát hiện và ghi nhận các biến thể”.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ở Ấn Độ. Ảnh: Newindianexpress
Video đang HOT
Sự phản đối của Ấn Độ
Quyết định của WHO về việc đổi tên các biến thể SARS-CoV-2 được đưa ra gần 3 tuần sau khi có sự phản đối của Ấn Độ. Đất nước Nam Á không đồng ý với việc gọi chủng B.1.617 là biến thể Ấn Độ.
Ngày 12/5, Bộ Y tế nước này đã bác bỏ các báo cáo truyền thông không có cơ sở khi sử dụng thuật ngữ “biến thể Ấn Độ” để gọi tên chủng B.1.617. Mới đây, WHO đã nhận định chủng này là biến thể đáng lo ngại.
“Một số bản tin đã đưa rằng WHO phân loại B.1.617 là một biến thể đáng lo ngại. Trong đó, họ gọi B.1.617 là biến thể Ấn Độ. Điều này không có bất kỳ cơ sở nào”, Bộ Y tế Ấn Độ khẳng định.
Biến thể B.1.617, lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ, được chia thành các dòng nhánh gồm B.1.617.1 và B.1.617.2.
Các tên gọi Kappa và Delta giúp thông tin cho công chúng thuận tiện hơn. Tên gọi khoa học tương ứng B.1.617.1 và B.1.617.2 vẫn được giữ nguyên.
Lý do đặt tên biến thể theo chữ cái Hy Lạp
Theo nhà vi khuẩn học Mark Pallen,người tham gia cuộc thảo luận, các chuyên gia đã lựa chọn bảng chữ cái Hy Lạp sau nhiều tháng cân nhắc.
Một ý tưởng khác để chỉ các biến thể gây lo ngại như VOC1, VOC2… đã bị loại bỏ vì gợi nhớ từ chửi thề trong tiếng Anh.
Trong lịch sử, virus thường gắn liền với vị trí xuất hiện đầu tiên, chẳng hạn như Ebola, được đặt theo tên con sông ở Congo.
Nhưng điều này có thể gây tổn hại cho các nơi và thường không chuẩn. Chẳng hạn như, không ai biết chính xác nguồn gốc của đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Biến thể nCoV Ấn Độ lan sang Thụy Sĩ, Hy Lạp
Thuỵ Sĩ và Hy Lạp lần đầu ghi nhận ca nhiễm biến thể B.1.617 từ Ấn Độ, có đột biến kép nguy hiểm.
Ca nhiễm biến thể ở Thuỵ Sĩ được Văn phòng Liên bang về Y tế Công cộng (BAG) xác nhận ngày 25/4, là một hành khách quá cảnh chứ không bay thẳng từ Ấn Độ. Người này được xét nghiệm dương tính nCoV vào cuối tháng 3, nhập cảnh Thụy Sĩ từ một nước châu Âu khác. Nhà chức trách chưa cho biết thêm thông tin về người bệnh.
Cùng ngày, Hy Lạp cũng xác nhận một ca nhiễm biến thể B.1.617. Virus được phát hiện ở một phụ nữ 33 tuổi, sống tại khu vực Athens, đã đến Dubai ngày 4/4. Giới chức cho biết người phụ nữ có xét nghiệm PCR âm tính khi rời Dubai, về Hy Lạp mới dương tính virus.
"Đây là trường hợp đầu tiên tại Hy Lạp nhiễm biến thể Ấn Độ", Bộ Y tế nước này cho hay.
Người phụ nữ có triệu chứng Covid-19 song không phải nhập viện, tình trạng cũng không nghiêm trọng, hiện đã kết thúc cách ly.
Người dân Ấn Độ điều trị Covid-19 tại bệnh viện Lok Nayak Jai Prakash. Ảnh: Reuters
Trước đó, giới chức Bỉ cũng cho biết một nhóm 20 sinh viên Ấn Độ nhập cảnh từ Paris cũng xét nghiệm dương tính với biến thể B.1.617. Biến thể mới lần đầu xuất hiện tại bang Maharashtra, đột biến kép E484Q và L452R, có thể làm tăng khả năng lây nhiễm.
"Những đột biến này rất đáng lo ngại vì chúng làm tăng khả năng lây lan của virus và giảm kháng thể trung hòa, ảnh hưởng tới các biện pháp chống dịch bao gồm vaccine", bà Maria Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19, cho hay ngày 22/4.
Theo bà, biến thể được phát hiện tại Ấn Độ đang lan ra nhiều nước và đã được ghi nhận trên khắp châu Á, Bắc Mỹ.
B.1.617 cũng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến Covid-19 ở Ấn Độ bùng phát mạnh mẽ. Nước này hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 17 triệu ca nhiễm và 195.000 trường hợp tử vong. Quốc gia rơi và thảm cảnh chưa từng có vì thiếu oxy, vaccine, thuốc men. Các lò hỏa táng liên tục đỏ lửa vì số người chết do Covid-19 quá nhiều.
Thế giới có trên 142,1 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 19/4 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 142.178.254 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 3.035.609 ca tử vong do COVID-19. Số ca được điều trị khỏi là 120.690.201 ca. Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại New Delhi, Ân Đô, khi lệnh phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây...