WHO đề xuất có thể linh hoạt thời gian giữa hai lần tiêm vaccine
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu, Hans Kluge ngày 7/1 cho biết các nước Liên minh châu Âu đang tiến hành tiêm chủng vaccine của hãng Pfizer/ BioNTech ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVD-19 có thể “linh hoạt hơn” về quãng thời gian giữa hai lần tiêm.
Vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do các hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp bào chế chuẩn bị được tiêm cho các nhân viên y tế tại Reno, Nevada (Mỹ) ngày 17/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Kluge, điều quan trọng là phải cân bằng giữa năng lực sản xuất vaccine toàn cầu vốn vẫn còn hạn chế với việc phải bảo vệ nhiều người nhất nhằm giảm gánh nặng đối với hệ thống y tế nếu xảy ra làn sóng lây nhiễm mới.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh một số nước, trong đó có Vương quốc Anh, đang tìm cách đối phó với nguồn cung vaccine thấp bằng cách kéo dài thời gian giữa hai lần tiêm lên 12 tuần và cân nhắc liều lượng thấp hơn cho mỗi lần tiêm.
Các đề xuất kéo dài khoảng thời gian giữa hai liều tiêm đã gây ra tranh cãi lớn trong giới khoa học. Các công ty Pfizer và BioNTech cảnh báo vaccine của họ sẽ không có hiệu quả phòng ngừa bệnh COVID-19 nếu lần tiêm lặp lại cách lần tiêm thứ nhất quá 21 ngày.
EU đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của Pfizer/BioNTech cách đây hai tuần và hàng trăm nghìn người châu Âu đã được tiêm phòng kể từ khi chiến dịch này bắt đầu 1 tuần sau đó.
* Trong diễn biến mới nhất, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 7/1 cho biết đã bắt đầu giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng vaccine của Nga trong bối cảnh số ca nhiễm tại nước này tăng cao.
Việc thử nghiệm lâm sàng đã được thông báo từ tháng 10/2020 trước khi số ca nhiễm gia tăng. Ban đầu, sẽ cần tìm 500 tình nguyện viên trên 18 tuổi, chưa từng nhiễm virus SARS-CoV-2 và chưa tham gia cuộc thử nhiệm vaccine khác để tiêm vaccine Sputnik V tại một bệnh viện ở Abu Dhabi. Mỗi người sẽ được tiêm 2 liều, cách nhau 20 ngày.
Video đang HOT
UAE cũng đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba vaccine của công ty Sinopharm của Trung Quốc. UAE đã phê chuẩn vaccine này và tiêm miễn phí cho bất cứ ai muốn, ưu tiên những người thuộc diện dễ bị tổn thương.
Tháng trước, Tiểu vương Dubai chỉ bắt đầu tiên vaccine của Pfizer/BioNTec. Giới chức tại UAE cho biết tính đến ngày 5/1, 826.301 liều vaccine đã được tiêm, song không nói rõ là vaccine nào. UAE đặt mục tiêu tiêm phòng cho hơn 50% dân số trong quý IV/2021.
UAE đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao hơn gấp đôi trong 10 ngày qua. Trong ngày 6/1, nước này có thêm 2.067 ca nhiễm. Tổng cộng, quốc gia vùng Vịnh này ghi nhận 218.766 ca nhiễm, trong đó có 689 ca tử vong.
Đức , Đan Mạch trì hoãn liều vắc xin COVID-19 thứ 2
Ngày 4/1, Đức cân nhắc liệu có cho phép trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của vắc-xin COVID-19 của BioNTech và Pfizer trong bối cảnh khan hiếm vắc xin sau động thái tương tự của Anh vào tuần trước.
Việc trì hoãn liều tiêm vắc xin COVID-19 thứ 2 đang được nhiều nước cân nhắc.
Cũng ngày 4/1, Đan Mạch đã chấp thuận cho phép hoãn đến sáu tuần giữa mũi đầu tiên và mũi thứ hai.
Tại Berlin, Bộ Y tế đang tìm kiếm quan điểm của một ủy ban tiêm chủng độc lập về việc liệu có nên trì hoãn mũi tiêm thứ hai vượt quá giới hạn tối đa 42 ngày hiện tại hay không.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Y tế Jens Spahn chỉ trích rằng, Đức đã không mua đủ vắc xin và quá chậm trong việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng quốc gia.
Ông Spahn nói với Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo của mình tại một cuộc họp kín hôm thứ Hai rằng, ông hy vọng sẽ tiêm vắc-xin vào mùa hè này cho tất cả người dân Đức khi vắc-xin phong phú hơn.
Một số chuyên gia y tế Đức đã hoan nghênh động thái của Anh trong việc trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của BioNTech-Pfizer, điều này xảy ra khi các chính phủ cố gắng bảo vệ chống lại coronavirus cho càng nhiều người càng tốt bằng cách tiêm cho họ một mũi và trì hoãn mũi hai lâu hơn.
Theo quan điểm về sự khan hiếm vắc xin hiện nay, số ca nhiễm bệnh và nhập viện rất cao ở Đức, một chiến lược làm càng nhiều người được tiêm chủng càng sớm càng tốt sẽ hiệu quả hơn ", Leif-Erik Sander, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vắc xin tại bệnh viện Charité ở Berlin cho biết.
Tuy nhiên, BioNTech và Pfizer đã chỉ ra rằng, họ chưa có thông tin đầy đủ về tác hại của việc trì hoãn liều thứ hai.
Các công ty cho biết: "Tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin chưa được đánh giá trên các lịch dùng thuốc khác nhau vì phần lớn những người tham gia thử nghiệm đã nhận được liều thứ hai trong khoảng thời gian được chỉ định trong thiết kế nghiên cứu. Không có dữ liệu để chứng minh rằng sự bảo vệ sau liều đầu tiên được duy trì sau 21 ngày."
Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho biết, khoảng thời gian tối đa là 42 ngày giữa lần tiêm đầu tiên và mũi thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNtech để có được sự bảo vệ đầy đủ.
Cơ quan Y tế Đan Mạch sẽ cho phép chờ đến sáu tuần trước khi tiêm liều thứ hai, người đứng đầu cơ quan này Soren Brostrom nói với kênh tin tức địa phương Ritzau sau khi xem xét kỹ lưỡng dữ liệu vắc xin.
Nhưng Brostrom cho biết, các nguyên tắc ban đầu là chỉ đợi từ ba đến bốn tuần nên được tuân thủ bất cứ khi nào có thể.
"Nếu bạn trì hoãn lâu hơn sáu tuần, chúng tôi không thấy bằng chứng khoa học rằng bạn được bảo vệ một cách chắc chắn. Vì vậy, chúng tôi không thể khuyến nghị điều đó", Brostrom nói thêm.
Tính đến thứ Hai, tổng cộng 46.975 người Đan Mạch đã nhận được mũi tiêm Pfizer-BioNTech đầu tiên, chủ yếu là nhân viên y tế và người cao tuổi.
Trì hoãn mũi thứ 2 được không?
Mặc dù khoảng thời gian dài hơn giữa các lần tiêm chưa được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng một số nhà khoa học cho biết đây là một kế hoạch hợp lý trong điều kiện hoàn cảnh bất thường.
Tài liệu của Bộ Y tế Đức cho biết sự chấp thuận của Liên minh châu Âu đối với vắc-xin từ Moderna, dự kiến trong tuần này, sẽ cung cấp thêm 1,5 triệu liều nữa trong những tuần tới.
Đức, quốc gia có khoảng 83 triệu dân, sẽ nhận được 50 triệu liều Moderna trong năm nay theo các hợp đồng mua sắm toàn EU.
Liên quan đến vắc xin AstraZeneca đã được Anh phê duyệt vào tuần trước, Bộ Y tế Đức cho biết, việc xem xét cuốn chiếu của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đang được tiến hành với "áp lực cao".
Người dân Singapore chỉ được tiêm, không được chọn vaccine ngừa COVID-19 Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết công dân nước này sẽ không được chọn vaccine ngừa COVID-19 mà họ tiêm vì điều này làm phức tạp thêm chương trình tiêm chủng. Thay vào đó, giới chức sẽ phân bổ vaccine dựa trên những gì sẵn có và những gì được đánh giá là phù hợp với người nhận dựa vào tiền sử...