WHO đề cao chiến thuật ‘xét nghiệm, cách ly, truy dấu’ Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo những nước không tận dụng mọi nguồn lực và cơ hội sẵn có để chống lại Covid-19 sẽ còn chặng đường dài đầy khó khăn.
Trong cuộc họp ngày 1/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết một số quốc gia sẽ không tránh khỏi các đợt lây nhiễm trong cộng đồng sau khi dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, những khu vực thực hiện các biện pháp toàn diện để chống lại Covid-19 sẽ đủ khả năng ngăn chặn làn sóng mới này.
Theo Tedros, chiến thuật tìm kiếm, xét nghiệm, cách ly và điều trị tất cả trường hợp nghi nhiễm hoặc dương tính, truy dấu tiếp xúc là tuyệt đối quan trọng. Ông nhấn mạnh chính phủ các nước cần kết hợp tiến hành đồng bộ tất cả biện pháp này.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp tại Thụy Sĩ, ngày 27/5. Ảnh: Reuters
WHO đề cao công tác dập dịch của Italy và Tây Ban Nha, cho rằng hai quốc gia từng là điểm nóng lây lan Covid-19 đã thành công ngăn chặn dịch bằng “sự lãnh đạo hiệu quả, khiêm tốn, tinh thần đồng lòng, tích cực của mọi người dân và cách tiếp cận mọi mặt”.
Cũng trong buổi họp, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, cho biết tổ chức đã lên kế hoạch cử hai chuyên gia từ trụ sở chính tham gia nhóm nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc virus ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong hai ngày 1-2/7, WHO chủ trì diễn đàn nghiên cứu và đổi mới lần thứ hai, 1.000 nhà khoa học thế giới tham gia, nhằm nắm bắt những tiến bộ đã đạt được cho đến nay.
Tính đến ngày 2/7, toàn cầu ghi nhận hơn 10,5 triệu người nhiễm nCoV và hơn 500.000 ca tử vong. Vùng dịch lớn nhất thế giới vẫn là Mỹ, với mức tăng trong ngày lên tới 45.000 ca. Trước tình hình đó, một số bang đã nối lại các biện pháp hạn chế như đóng cửa nhà hàng, quầy rượu, sòng bạc trong vòng ba tuần. Dịch bệnh ở Mỹ trở nên trầm trọng hơn phần vì các cuộc biểu tình hồi cuối tháng 5 và làn sóng phản đối đeo khẩu trang của một bộ phận công dân.
Mỹ hủy kế hoạch đưa nhân viên ngoại giao trở lại Trung Quốc
Mỹ hoãn các chuyến bay đưa các nhà ngoại giao trở lại Trung Quốc sau khi không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về các vấn đề xét nghiệm và cách ly.
Reuters dẫn thông tin từ các email của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy 5 tháng sau khi 1.300 nhà ngoại giao Mỹ và người thân của họ phải sơ tán khỏi Trung Quốc vì dịch, Washington và Bắc Kinh vẫn đang bế tắc trong các cuộc đàm phán đưa họ trở lại.
Trong email gửi đi hôm 30/6, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad cho biết, 2 chuyến bay điều lệ dự kiến đưa các nhân viên ngoại giao của Mỹ trở về Thượng Hải và Thiên Tân trong 2 ngày 8/7 và 10/7 bị hủy bỏ và dời lại vào một ngày chưa xác định.
"Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng là nguyên tắc hàng đầu của chúng tôi và là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong tình huống chưa từng có này. Điều này đồng nghĩa kế hoạch bay sẽ không được xác nhận cho tới khi chúng tôi đạt được thỏa thuận đáp ứng các mục tiêu này", ông Brithstad viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận về thông tin này.
Cờ Mỹ được treo tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã có các cuộc trao đổi với Mỹ về việc đưa các nhà ngoại giao Mỹ trở lại Trung Quốc.
"Virus vẫn đang lan rộng ở nước ngoài và Trung Quốc vẫn đang phải chịu áp lực khá lớn trong việc ngăn chặn các ca bệnh nhập khẩu", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Thông tin này được hé lộ trong bối cảnh tình dịch đang diễn biến phức tạp ở Mỹ và số ca bệnh trên toàn cầu vượt ngưỡng 10 triệu trường hợp.
Nó cũng xuất hiện khi mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua liên quan tới các tranh cãi về dịch, thương mại song phương và luật an ninh quốc gia mới với Hong Kong.
Email của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đi hôm 28/5 cho biết Washington và Bắc Kinh đã không thể đạt được đồng thuận về các thủ tục xét nghiệm và cách ly của Trung Quốc với các nhà ngoại giao Mỹ và gia đình họ.
Nhiều nhà ngoại giao nói rằng việc họ đồng ý làm các xét nghiệm mà Trung Quốc yêu cầu trái với Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
Các nguồn thạo tin của Reuters cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không muốn từ bỏ quyền bất khả xâm phạm của các nhân viên ngoại giao Mỹ và vẫn đang đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này.
Trong khi đó, một số nhà ngoại giao chia sẻ lo ngại về việc bị Trung Quốc lấy mẫu DNA và có thể bị tách khỏi con cái nếu một trong số các thành viên trong gia đình cho kết quả dương tính.
Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao nói rằng kinh nghiệm của các nhà ngoại giao Mỹ trong chuyến bay đầu tiên và cũng là duy nhất trở lại Trung Quốc vào tháng 5 cho tới nay khiến nhiều người đang lên kế hoạch trở lại quan ngại.
Theo đó, khoảng 150 quan chức Trung Quốc trong bộ đồ bảo hộ hướng dẫn 60 hành khách trên chuyến bay này xét nghiệm COVID-19. Các kết quả sau đó được gửi tới các phòng thí nghiệm tại Trung Quốc để phân tích.
Các nhà ngoại giao cũng bị truy hỏi về các hoạt động xã hội của họ trước chuyến bay kéo dài 18 tiếng. Sau đó, họ được dẫn vào một phòng VIP để chờ trong khoảng 10 giờ đồng hồ cho tới khi có kết quả.
Lịch sử truy tìm đường lây nhiễm của người bệnh Ý tưởng về khoanh vùng các ca nghi nhiễm để xét nghiệm và cách ly kịp thời đã manh nha hình thành kể từ thế kỷ 16. Truy tìm hành trình của bệnh nhân là phương pháp được nhiều nước như Hàn Quốc, Australia, Đức và cả Việt Nam sử dụng hiệu quả, giúp khống chế sự lây lan của Covid-19. Bằng mạng...