WHO đặt tên cho siêu biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 là Omicron
Ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp đặc biệt để bàn cách ứng phó với siêu biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, đồng thời đặt tên cho biến thể này là Omicron.
WHO đã phân loại biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 mới được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi là “đáng lo ngại”. WHO đồng thời đặt tên cho siêu biến chủng mới này là Omicron.
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp cùng ngày, WHO nêu rõ: “Biến thể này có số lượng lớn các đột biến, trong đó một số đáng lo ngại. Bằng chứng ban đầu cho thấy nguy cơ lây nhiễm với biến thể này cao hơn so với các biến chủng khác.
Biến thể vừa được phát hiện tại Nam Phi này, được gọi là B.1.1.529, đã được đặt tên là Omicron theo cách sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp. Cũng theo WHO, các công cụ phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hiện nay có thể phát hiện biến thể mới Omicron.
Biến thể Omicron (B.1.1.529) lần đầu tiên được báo cáo cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24//11. Tình hình dịch tễ học ở Nam Phi, trong những tuần gần đây, các ca nhiễm đã tăng mạnh, trùng với việc phát hiện biến thể Omicron. Ca nhiễm Omicron đầu tiên được xác nhận là từ mẫu bệnh phẩm được thu thập vào hôm 9/11.
Nhóm tư vấn kỹ thuật về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 (TAG-VE) là một nhóm chuyên gia độc lập theo dõi và đánh giá định kỳ sự tiến hóa của SARS-CoV-2. Nhóm này có nhiệm vụ đánh giá xem liệu các đột biến và sự kết hợp của đột biến có làm thay đổi hành vi của virus hay không. Dựa trên các số liệu sơ bộ, các chuyên gia của TAG-VE đánh giá Omicron cho thấy sự thay đổi gây nguy hại và TAG-VE khuyến cáo WHO phân loại biến chủng mới này vào diện “biến chủng đáng lo ngại” (VOC).
Cảnh sát kiểm tra giấy tờ của hành khách tại sân bay Nice, miền nam nước Pháp. Ảnh: AFP/ TTXVN
Video đang HOT
Cho đến nay, trên 50 trường hợp đã được xác nhận nhiễm biến thể Omicron ở Nam Phi, Hong Kong (Trung Quốc) và Botswana. Một mối quan tâm lớn là biến thể Omicron có thể làm giảm hiệu quả của vaccine vì số lượng lớn đột biến của nó.
Hầu hết các loại vaccine đều giúp cơ thể tạo ra các kháng thể vô hiệu hóa protein đột biến của virus, loại protein này bám vào các tế bào của con người. Nhưng nhiều đột biến của Omicron nằm trong các vùng protein đột biến mà các thể nhận ra, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.
Phó Giáo sư Penny Moore, nhà virus học tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi, cho biết biến thể mới có thể tránh được một phần của phản ứng miễn dịch do tế bào T tạo ra.
Một vấn đề khác là biến thể này dường như lây lan rất nhanh. Nhà virus học Nam Phi Tulio de Oliveira lưu ý rằng biến thể Omicron hiện “thống trị tất cả ca nhiễm” ở nước này sau chưa đầy hai tuần. Chủng Delta từng là biến thể thống trị cho đến khi xuất hiện biến thể mới.
Hiện vẫn chưa rõ liệu biến thể mới có làm tình trạng bệnh của người nhiễm tiến triển nặng hơn hay không. Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành thêm nghiên cứu. Các nhà khoa học có thể sẽ mất vài tuần để nghiên cứu thêm thông tin về biển chủng mới và mối đe dọa nghiêm trọng mà biến thể này có thể gây ra.
Trong khi đó, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm chuyên môn về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Chúng tôi chưa biết nhiều về điều này. Những gì chúng tôi biết là biến thể Omicron có một số lượng lớn các đột biến. Và mối quan tâm là khi có quá nhiều đột biến, nó có thể có tác động đến cách thức hoạt động của virus”.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Đông Java, Indonesia ngày 8/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 26/11 kêu gọi dừng tất cả liên kết không vận với các địa điểm đã phát hiện biến thể mới Omicron.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng cho biết các hãng sản xuất vaccine buộc phải điều chỉnh mũi tiêm ngay khi các biến thể mới xuất hiện. Bà Ursula von der Leyen nói: “Điều quan trọng hiện nay là toàn bộ châu Âu phải hành động nhanh chóng, quyết đoán và đoàn kết. Mọi liên kết không vận với các nước (đã phát hiện biến thể Omicron) cần phải đình chỉ tới khi chúng ta hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của biến thể mới này”. Bà kêu gọi công dân Liên minh châu Âu (EU) tiêm chủng vaccine và nâng cao khả năng bảo vệ với mũi tăng cường.
Slovenia – quốc gia đang nắm giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) – ngày 26/11 thông báo các nước EU đã nhất trí tạm ngừng hoạt động đi lại tới khu vực miền Nam châu Phi sau khi phát hiện biến thể Omicron.
Slovenia thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng một ủy ban các chuyên gia y tế từ 27 quốc gia EU “đã nhất trí cần kích hoạt việc ngừng khẩn cấp (hoạt động đi lại tới miền Nam châu Phi) và tạm thời áp đặt hạn chế đối với mọi hoạt động đi lại từ khu vực miền Nam châu Phi vào EU”. Một nguồn tin EU cho biết các biện pháp hạn chế sẽ được áp dụng với Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia và Zimbabwe.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi ngày 28/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Nga thông báo, nước này từ ngày 28/11 sẽ hạn chế công dân từ 9 nước châu Phi và Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nhập cảnh. Từ ngày 27/11, Áo cấm các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana sau khi hai nước này ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron mà Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid gọi là một mối quan ngại lớn.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid đã đưa các quốc gia miền Nam châu Phi vào danh sách đỏ từ ngày 26/11 do lo ngại biến thể Omicron có thể đã lan rộng ra các nước khác. Đức sẽ đưa Nam Phi vào danh sách các khu vực ghi nhận biến thể mới của SARS-CoV-2 từ ngày 27/11, qua đó chỉ cho phép công dân và người sinh sống tại Đức được nhập cảnh.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Maroc thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng nước này đã cấm nhập cảnh đối với các du khách tới từ Nam Phi do những quan ngại về sự lây lan của dịch COVID-19.
EU kêu gọi dừng liên kết không vận với tất cả các địa điểm đã phát hiện biến thể B.1.1.529
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 26/11 kêu gọi dừng tất cả liên kết không vận với các địa điểm đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B.1.1.529.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Duesseldorf, miền tây nước Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh thông tin về một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Nam Phi làm chao đảo thị trường toàn cầu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng cho biết các hãng sản xuất vaccine buộc phải điều chỉnh mũi tiêm ngay khi các biến thể mới xuất hiện.
Bà Ursula von der Leyen nói: "Điều quan trọng hiện nay là toàn bộ châu Âu phải hành động nhanh chóng, quyết đoán và đoàn kết. Mọi liên kết không vận với các nước (đã phát hiện biến thể B.1.1.529) cần phải đình chỉ tới khi chúng ta hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của biến thể mới này". Bà kêu gọi công dân Liên minh châu Âu (EU) tiêm chủng vaccine và nâng cao khả năng bảo vệ với mũi tăng cường.
Phát biểu trên được bà Von der Leyen đưa ra sau khi Bỉ - quốc gia thành viên EU và là trụ sở của các cơ quan EU - xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.529.
* Người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu cấu trúc gen của Anh - bà Sharon Peacock ngày 26/11 cho biết, nhiều khả năng biến thể B.1.1.529 đang lây lan tại Nam Phi sẽ xuất hiện tại Anh, song các nỗ lực để "câu giờ" và giảm lây nhiễm sẽ mang lại lợi ích.
Phát biểu với phóng viên, bà Sharon Peacock nêu rõ: "Tôi cho rằng chiến lược câu giờ là quan trọng và đáng giá, vì chúng ta có thể tìm ra điều chúng ta cần phải nắm rõ về biến thể đặc biệt này". Theo bà, ngành y tế có thể cần có sự chuẩn bị, do "đây là một phần công tác lên kế hoạch và chuẩn bị vô cùng quan trọng cho một biến thể mà tôi nghĩ là nhiều khả năng sẽ lây lan vào Anh ở một thời điểm nào đó".
* Trong nỗ lực nhằm đối phó với biến thể B.1.1.529, Văn phòng tổng thống Philippines cho biết, nước này đã đình chỉ các chuyến bay quốc tế đến từ Nam Phi và các quốc gia khác có hoặc có khả năng xuất hiện ca nhiễm biến thể mới này. Cụ thể, các chuyến bay và hành khách đến từ Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini và Mozambique đã bị cấm cho đến ngày 15/12.
* Cùng ngày, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thông báo sẽ cấm du khách không phải cư dân Hong Kong tới từ 8 quốc gia miền Nam châu Phi nhập cảnh vào vùng lãnh thổ này nếu họ từng ở những quốc gia đó trong vòng 21 ngày qua.
Biện pháp trên có hiệu lực từ ngày 27/11, áp dụng với những người tới từ các nước Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia và Zimbabwe. Chính quyền Hong Kong nêu rõ: "Cùng với Nam Phi, vốn đã được xác định là địa điểm có nguy cơ cao, du khách không phải cư dân Hong Kong từng ở các địa điểm này trong vòng 21 ngày sẽ không được phép nhập cảnh Hong Kong".
Biến thể mới có tên B.1.1.529, được cho là có khả năng lây nhiễm và kháng kháng thể mạnh hơn các biến thể trước đây. Các trường hợp đầu tiên mắc biến thể B.1.1.529 được ghi nhận tại Botswana vào ngày 11/11. Ba ngày sau đó, Nam Phi ghi nhận trường hợp đầu tiên. Các nhà khoa học cho rằng biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có số lượng đột biến rất cao và có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai bằng cách né tránh hệ miễn dịch của cơ thể.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/11: Lào tiêm mũi vaccine tăng cường; Nhiều nước ngừng nhập cảnh người từ nơi bùng phát chủng virus mới Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 26/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 23.581 ca mắc COVID-19 và 370 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện vượt 13.943.000 ca, trong đó trên 289.900 người tử vong. Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 15/3/2021....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ muốn chuyển các cơ quan liên bang ra khỏi Washington

Trung Quốc: Tạm ngưng nhận giao máy bay Boeing

Nga: Lệnh ngừng bắn vào cơ sở năng lượng Ukraine đã hết hạn

Trộm cửa hàng trang sức 20 triệu USD như phim ở Los Angeles

Ukraine hé lộ vũ khí khắc chế UAV cảm tử của Nga

Mỹ-Philippines chuẩn bị tập trận chung Balikatan 2025

Li Băng lên kế hoạch kiểm soát vũ khí của Hezbollah, cáo buộc Israel gây trở ngại

Bị phạt hơn 5.000 USD sau khi lẻn vào đoàn tháp tùng để ôm Thủ tướng Đức

Lạc quan về thỏa thuận khoáng sản Mỹ - Ukraine?

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk
Có thể bạn quan tâm

Căn biệt thự "nuốt chửng" vợ chồng "nàng thơ màn bạc": Hai cái chết cách nhau 5 tháng với nguyên nhân bất thường
Sao âu mỹ
06:05:29 19/04/2025
Sốc: Nam diễn viên nhà nhà biết mặt bị đột quỵ lần 3, tính mạng đang "ngàn cân treo sợi tóc"
Sao châu á
06:02:01 19/04/2025
Diễn biến nóng nhất drama Chị Đẹp: Người bị tố nhận vơ hết 500 bộ đồ xin lỗi, nói rõ 1 điều về chuyện bịa đặt
Sao việt
05:59:22 19/04/2025
Phụ nữ nên ăn nhiều món này: Dễ nấu mà giòn ngon, được ví tốt hơn tổ yến trong việc chăm sóc sắc đẹp
Ẩm thực
05:46:21 19/04/2025
Cưới xong mới về ra mắt, cô gái chia sẻ 3 bài học 'xương máu' cho các cô gái chuẩn bị kết hôn
Góc tâm tình
05:20:24 19/04/2025
Mỹ nhân thất bại nhất đầu 2025 đụng đâu flop đó, cứ xuất hiện là bị khán giả đòi "cắt sóng gấp"
Hậu trường phim
23:57:24 18/04/2025
Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp dã man"
Phim châu á
23:51:46 18/04/2025
Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền
Tv show
23:41:02 18/04/2025
Vụ ma túy ở Quảng Ninh: Camera ghi lại cảnh ô tô rượt đuổi nhau
Pháp luật
23:40:17 18/04/2025
'Tìm xác: Ma không đầu': Hồng Vân diễn gây ám ảnh, Tiến Luật 'nhạt'
Phim việt
23:34:14 18/04/2025