WHO đánh giá cao chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Campuchia
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia ngày 10/4 đánh giá thành công của chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này đã giúp cứu sống nhiều người, ổn định hệ thống y tế và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Chia sẻ qua mạng xã hội, bà Li Ailan cho biết: “Campuchia đã đạt tỷ lệ bao phủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 ở mức cao từ giai đoạn rất sớm. Thành công của chương trình tiêm chủng đã giúp cứu sống nhiều người, bảo vệ hệ thống y tế và đóng góp cho phục hồi kinh tế”. Bà kêu gọi người dân Campuchia đi tiêm mũi tăng cường khi đến lượt mình để bảo vệ bản thân và người xung quanh khi quay lại cuộc sống bình thường, trong bối cảnh biến thể Omicron vẫn hiện hữu.
Trong khi đó, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã quyết định thử nghiệm dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với 4 tỉnh không ghi nhận, hoặc ghi nhận rất ít, ca nhiễm mới. Trong đoạn ghi âm được truyền thông công bố, Thủ tướng Hun Sen cho biết các tỉnh này bao gồm Ratanakiri, Mondulkiri và Stung Treng ở Đông Bắc, và tỉnh Preah Vihear ở Tây Bắc. Người dân các địa phương này được tự quyết định việc đeo khẩu trang trong khi đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc tại các tỉnh khác.
Theo số liệu của Bộ Y tế Campuchia, đến nay đã có ít nhất 92,8% dân số được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, 88% đã tiêm đủ liều cơ bản. Khoảng 8 triệu người ở đất nước 16 triệu dân này đã tiêm mũi thứ ba, 1,21 triệu người đã tiêm mũi thứ tư. Với tỷ lệ bao phủ vaccine cao, Campuchia đã nối lại hoàn toàn hoạt động kinh tế xã hội. Từ tháng 11/2021, nước này cho phép người đã tiêm đủ liều vaccine được nhập cảnh mà không cần cách ly.
Chương trình chia sẻ vaccine COVAX đạt dấu mốc phân phối được 1 tỷ liều
COVAX - chương trình chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đồng hành, tính đến ngày 15/1 đã đạt dấu mốc phân phối 1 tỷ liều.
Có tổng cộng 144 nước và vùng lãnh thổ đã tiếp nhận số vaccine viện trợ này.
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN
Được khởi xướng vào năm 2020, COVAX đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 phân phối 2 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập trung bình và thấp. Như vậy, COVAX mới chỉ hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra mà nguyên nhân được xác định là do hành động tích trữ vaccine của các nước giàu hơn, lệnh hạn chế xuất khẩu của các nước sản xuất vaccine và thay đổi trong kế hoạch hành động của COVAX.
Tháng 2/2021, COVAX bắt đầu phân phối vaccine tới các nước và 1/3 số vaccine do các nước giàu viện trợ, trong khi kế hoạch ban đầu của COVAX là phân phối vaccine trực tiếp cho các nước thông qua một chương trình có nguồn vốn tài trợ lên tới 10 tỷ USD. Chính thay đổi này đã dẫn đến sự trì hoãn khi các nước viện trợ vaccine thường xuyên yêu cầu gửi vaccine trực tiếp cho các nước mà họ chọn lựa.
Số lượng vaccine được phân phối theo COVAX gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, song tình trạng bất bình đẳng về vaccine vẫn là điều đáng lo ngại. Theo báo cáo của WHO có 67% dân số tại các nước giàu hơn đã hoàn thành tiêm chủng cơ bản, trong khi tỷ lệ này ở những nước nghèo hơn chỉ là 5%. Hơn 40% dân số trên thế giới còn chưa được tiêm mũi đầu tiên.
Hiện Gavi đang tìm kiếm thêm nhiều nguồn vốn nhằm hiện thực hóa mục tiêu của WHO tiêm chủng cho 70% dân số tại những nước nghèo hơn vào tháng 7 năm nay.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/1: Philippines lại có ca mắc cao chưa từng thấy; Campuchia chuẩn bị tiêm mũi 4 Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 9/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 58.171 ca mắc COVID-19 và 242 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.255.431 ca, trong đó 307.803 người tử vong. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN Trong ngày 9/1,...