WHO: Đại dịch Ebola tại Tây Phi nghiêm trọng hơn báo cáo chính thức
Đại dịch Ebola tại Tây Phi có quy mô lớn hơn các báo cáo chính thức rất nhiều do tình trạng gia đình che giấu người thân bị nhiễm và sự tồn tại của “các vùng tối”, nơi y tế không thể đến được, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm 23.8.
Người dân trong một vùng bị cách ly vì dịch Ebola ở Liberia phản ứng với một nhân viên an ninh trong khi đứng chờ người thân mang thực phẩm và nhu yếu phẩm về cho mình. Liberia đã triển khai lực lượng an ninh ngăn người dân ra vào vùng bị cách ly – Anh: Reuters
Khoảng 1.427 người đã chết trong tổng số 2.615 trường hợp bị nhiễm loại vi rút chết người này ở Tây Phi kể từ khi dịch bệnh được phát hiện hồi tháng 3, Reuters dẫn thống kê của WHO.
Tuy nhiên, WHO cho biết có thể vẫn còn có nhiều trường hợp lây nhiễm chưa được ghi nhận.
Các chuyên gia y tế hoạt động độc lập cũng có chung lo ngại rằng đại dịch có lẽ đang tồi tệ hơn báo cáo cách đây 1 tháng vì đã có một số gia đình trong các khu vực có dịch không hợp tác với nhân viên y tế và từ chối điều trị.
Mặc dù trong các báo cáo ban đầu, quan chức y tế trong vùng khẳng định đã kiềm chế được tốc độ lây lan của vi rút ngay trong giai đoạn đầu, nhưng số người nhiễm và thiệt mạng vì Ebola vẫn tiếp tục tăng vọt trong vài tháng gần đây kể từ sau khi bùng phát từ Guinea.
Video đang HOT
Đươc biêt, một nước được cho là hết dịch Ebola nếu không có trường hợp nào bị nhiễm trong vòng 42 ngày, tương đương 2 chu kỳ ủ bệnh, một phát ngôn viên của WHO giải thích.
Các trường hợp lây nhiễm không trình báo hiện đang là vấn nạn tại Liberia và Sierra Leone, 2 quốc gia Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành, theo Reuters.
WHO cho biết đang phối hợp với tổ chức Các bác sĩ không biên giới (MSF) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) để có được “những báo cáo thống kê thực tế hơn”.
“Do Ebola chưa có thuốc trị, một số người cho rằng sẽ thoải mái hơn nếu người thân của mình chết ở nhà”, WHO cho biết trong báo cáo chi tiết giải thích vì sao đại dịch Ebola bị xem nhẹ.
“Nhiều người khác lại cho rằng bệnh nhân bị cách ly không nhiễm Ebola mà chính việc phải ở lại điều trị trong các vùng cách ly sẽ khiến bị nhiễm”, WHO cho hay.
Thi thể những người bị nhiễm thường được chôn lén lút, theo WHO. Và có những “vùng tối”, vùng nông thôn hẻo lánh, nơi có tin đồn có người chết vì Ebola nhưng lực lượng y tế không thể điều tra vì người dân ở đó kháng cự hoặc do thiếu nhân lực và phương tiện di chuyển.
Hoang Uy
Theo TNO
WHO: Số người chết vì dịch bệnh Ebola đã tăng lên 1.069
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13.8 cho biết số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở các nước Tây Phi đã tăng lên 1.069.
Các nhân viên y tế Liberia phun hóa chất diệt khuẩn một thi thể nạn nhân thiệt mạng vì Ebola ở Liberia - Ảnh: Reuters
Hiện có tổng cộng 1.975 ca mắc Ebola được ghi nhận, hãng tin RIA Novosti (Nga) dẫn báo cáo của WHO.
Đây được cho là trận dịch Ebola tồi tệ nhất lịch sử, bùng phát vào tháng 2.2014 ở Guinea và lan sang Nigeria, Liberia và Sierra Leone, theo RIA Novosti.
Tất cả bốn nước này đều đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh Ebola.
WHO hôm 8.8 tuyên bố dịch bệnh Ebola hoành hành khắp Tây Phi, khiến gần 1.000 người chết là một tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này.
Ebola được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 và được đặt theo tên của một con sông bây giờ thuộc Cộng hòa Congo.
WHO cho biết Ebola la bênh gây ra do vi rút vơi cac triêu chưng ban đâu như sôt đôt ngôt, cơ thê suy yêu trâm trong, đau cơ va đau cô hong, sau đó dẫn đến triêu chưng oi mưa, tiêu chay va xuât huyêt trong lẫn ngoai cơ thê.
Con ngươi có nguy cơ nhiêm vi rút Ebola khi tiếp xúc vơi đông vât nhiêm bênh bao gôm dơi, tinh tinh va linh dương. Giưa ngươi vơi ngươi, vi rút Ebola lây lan khi tiêp xuc trưc tiêp vơi mau, chât dich cơ thê, nôi tang nhiêm bênh, theo WHO.
Xác xuất tử vong khi mắc Ebola là gần 90% và hiện chưa có thuốc trị bệnh này, RIA Novosti cho hay.
Phúc Duy
Theo TNO
Gần 500 chim trĩ ở Lào Cai dính vi rút cúm A/H5N6 Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương cho biết các mẫu xét nghiệm mẫu bệnh phẩm chim trĩ ở Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, cho kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N6. Nhân viên Trạm thú y huyện Bảo Yên, Lào Cai, lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm trong sáng nay 23.8 - Ảnh: Khánh Vân...