WHO: cuộc chiến mới là thuyết phục người dân tiêm vắc xin Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thuyết phục công chúng về giá trị của vắc xin Covid-19 sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng bắt buộc tiêm chủng.
WHO lưu ý việc bắt buộc tiêm chủng vắc xin Covid-19 là quan điểm sai lầm. REUTERS
Trong buổi họp báo trực tuyến ngày 7.12, giám đốc bộ phận tiêm chủng của WHO, bà Kate O’Brien nói: “Bắt buộc tiêm vắc xin trước đây là phản tác dụng dẫn đến sự phản đối nhiều hơn”, theo AFP.
Bà O’Brien kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới chỉ nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 mà không áp dụng quy định bắt buộc.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các chuyên gia của WHO thừa nhận thế giới sẽ phải đối mặt cuộc chiến mới nhằm thuyết phục người dân tiêm vắc xin Covid-19 một khi chúng đã được phê chuẩn.
Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nói: “Vắc xin được phê chuẩn, phân phối đại trà là tin tốt lành. Đó là chiến thắng của nhân loại trước kẻ thù là virus. Tuy nhiên, chúng ta cần thuyết phục công chúng về giá trị của vắc xin Covid-19″.
Đến nay, có 51 vắc xin Covid-19 đã được thử nghiệm trên người, trong số đó có 13 vắc xin đã đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng, theo báo cáo của WHO.
Ngoài ra, còn có 163 vắc xin Covid-19 khác đang được phát triển trong các phòng thí nghiệm trên thế giới nhằm mục đích cuối cùng là thử nghiệm trên người.
Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới sẽ bắt đầu triển khai vắc xin Covid-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ) ở vào ngày 8.12, theo AFP.
WHO dự báo: Từ năm 2022, cuộc sống mới bình thường trở lại
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo sẽ không có đủ vắc xin ngừa COVID-19 để cuộc sống trở lại bình thường trước năm 2022, đeo khẩu trang và giãn cách vẫn là bắt buộc.
Thế giới sẽ không có đủ vắc xin COVID-19 trong hơn một năm tới - Ảnh: REUTERS
Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, cho biết Sáng kiến Covax nhằm phân phối đồng đều vắc xin COVID-19 dự kiến chỉ sản xuất được vài trăm triệu liều đến giữa năm 2021, quá ít so với nhu cầu của 170 quốc gia/nền kinh tế tham gia sáng kiến.
Lượng vắc xin đó quá nhỏ để các nước có thể dỡ bỏ quy định về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Tất cả sẽ phải chờ đến cuối năm 2021 khi người ta sản xuất được 2 tỉ liều vắc xin.
"Mọi người hình dung là vào tháng 1-2021 chúng ta có vắc xin cho cả thế giới, và mọi thứ sẽ trở lại bình thường nhưng điều này không đúng. Đánh giá tốt nhất của chúng tôi là giữa năm 2021 vắc xin bắt đầu được sản xuất, vì đầu năm là lúc kết quả thử nghiệm lâm sàng bắt đầu có", bà Swaminathan cho biết.
Theo báo SCMP, khác với WHO, Trung Quốc đưa ra mốc thời gian tham vọng hơn. Ngày 15-9, CDC Trung Quốc nói người dân nước này sẽ tiếp cận được vắc xin nội địa sớm nhất vào tháng 11 hoặc 12-2020.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố sẽ sớm có vắc xin khiến người ta lo ngại rằng dưới áp lực chính trị, giới chức y tế Mỹ có thể cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin dù chỉ tiêu an toàn, hiệu quả chưa bảo đảm.
WHO dự kiến sẽ đưa ra hướng dẫn về sử dụng khẩn cấp vắc xin trong tuần tới.
"Tất cả thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra sẽ phải theo dõi tiếp trong ít nhất 12 tháng hoặc hơn. Đó là khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo không có tác dụng phụ dài hạn nào sau vài tuần đầu tiên.
Bởi vì đây là một đại dịch, có khả năng nhiều nhà quản lý sẽ muốn cấp phép sử dụng khẩn cấp, điều này có thể hiểu được, nhưng cần phải có một số tiêu chí cho việc này. Ngoài hiệu quả thuốc, tôi cho rằng cái mọi người muốn thấy là tính an toàn", bà Swaminathan bổ sung.
Tổng giám đốc WHO: Thế giới có thể bắt đầu mơ đại dịch kết thúc Tổng giám đốc WHO tuyên bố kết quả tích cực từ các thử nghiệm vaccine nghĩa là "thế giới có thể bắt đầu mơ về kết thúc đại dịch" Covid-19. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra thông điệp khả quan về Covid-19 trong bài phát biểu trước phiên họp cấp cao đầu tiên của...