WHO: COVID-19 là làn sóng trồi sụt các mùa, không chỉ một mùa
Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng đại dịch COVID-19 hoạt động như một “làn sóng lớn” trồi sụt tất cả các mùa, chứ không phải theo chỉ một mùa.
Theo kênh Channel News Asia, vào ngày 29-7, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – bà Margaret Harris cảnh báo đại dịch COVID-19 hoạt động như một “làn sóng lớn” trồi sụt tất cả các mùa, chứ không phải theo chỉ một mùa.
“Đại dịch COVID-19 là một làn sóng lớn, có thể sẽ dịu đi bớt và rồi lại trồi lên” – bà Margaret phát biểu tại buổi hội thảo ở TP Geneva (Thuỵ Sĩ).
Bà Margaret khuyến cáo mọi người không nên đánh giá thấp khả năng lây lan của virus vào mùa hè, đặc biệt vào thời điểm các nước phía bắc bán cầu đang chuyển mùa, do virus SARS-CoV-2 không hoạt động theo mùa như virus cúm.
Virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi. Ảnh: CHANNEL NEWS ASIA
Video đang HOT
“Mọi người vẫn còn nghĩ rằng virus sẽ biến mất khi vào mùa hè. Tôi cần phải nhấn mạnh rằng đây là một chủng virus mới có cách hoạt động hoàn toàn khác và bất thường. Không phải chỉ trong mùa hè, SARS-CoV-2 yêu thích hoạt động trong mọi thời tiết” – theo bà Margaret.
Các quan chức y tế cũng nhận thấy virus SARS-CoV-2 đã hoạt động vượt quá tầm kiểm soát của con người.
Bà Margaret cũng bày tỏ sự lo ngại do COVID-19 chưa được dập tắt khi cúm mùa ở các nước phía bắc bán cầu trở lại hoạt động. Tuy nhiên, số ca nhiễm cúm mùa vẫn chưa đạt mức cao và có thể mùa cúm sẽ bắt đầu muộn hơn so với các năm.
“Bệnh viêm phổi đã luôn là gánh nặng của hệ thống y tế. Viêm phổi do COVID-19 gây ra sẽ đè nặng thêm áp lực cho các y bác sĩ” – bà khuyến cáo chính phủ nên thực hiện các biện pháp gắt gao để phòng ngừa lây lan virus.
Chuyên gia cảnh báo chủng cúm lợn mới ở Trung Quốc có thể gây ra đại dịch
Nghiên cứu được công bố hôm 29/6 cho thấy các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra chủng cúm lợn mới có khả năng gây ra đại dịch.
Được đặt tên là G4 EA H1N1, chủng cúm mới này có nguồn gốc di truyền từ chủng H1N1 gây ra đại dịch năm 2009.
Nhóm nghiên cứu từ các trường đại học Trung Quốc và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Trung Quốc cho biết G4 có " tất cả các dấu hiệu cần thiết cho thấy nó thích nghi cao với người nhiễm bệnh".
" Điều đáng lo ngại là việc virus lây nhiễm sang người sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra đại dịch ở người", nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, kêu gọi các biện pháp khẩn cấp nhằm giám sát những người tiếp xúc trực tiếp với lợn.
G4 EA H1N1 được phát hiện trên các đàn lợn ở ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Từ năm 2011-2018, các nhà nghiên cứu đã lấy 30.000 mẫu dịch mũi từ lợn trong các lò mổ ở 10 tỉnh Trung Quốc và trong một bệnh viện thú y, cho phép họ phân lập được 179 virus cúm lợn. Từ các mẫu dịch này, nhóm nghiên cứu nhận thấy G4 đã gia tăng mạnh mẽ từ năm 2016 và là kiểu gen chiếm ưu thế trên các đàn lợn này.
Các nhà nghiên cứu sau đó thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về cúm. G4 được cho là có khả năng lây nhiễm cao, có thể sao chép trong các tế bào của con người và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các loại virus khác.
Các thử nghiệm cũng chỉ ra rằng bất cứ khả năng miễn dịch nào mà con người có được khi tiếp xúc với cúm theo mùa đều không giúp chống lại G4.
Theo các xét nghiệm máu cho thấy các kháng thể được tạo ra khi tiếp xúc với virus, 10,4% công nhân tiếp xúc với lợn đã bị lây nhiễm.
G4 được chứng minh có thể lây truyền từ lợn sang người nhưng chưa có bằng chứng cho thấy chủng virus mới này có thể lây truyền từ lợn sang người - vốn là mối lo ngại chính của các nhà khoa học.
Theo Giáo sư James Wood từ Đại học Cambridge, nghiên cứu này như một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng luôn có nguy cơ xuất hiện mầm bệnh mới và động vật nuôi vốn tiếp xúc nhiều với con người hơn động vật hoang dã có thể đóng vai trò là nguồn gây ra đại dịch.
Covid-19 rồi đây có "sống chung hiền lành" với con người như cúm mùa, cảm lạnh không? TS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM cho rằng, virus gây ra bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh. Covid-19 khác SARS Chúng ta cũng biết tác nhân gây Covid-19 là một dòng coronavirus không phải có nguồn gốc từ người. Coronavirus có nguồn gốc từ động vật hoang...