WHO công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thập kỷ qua: căn bệnh nào đã giết chết nhiều người nhất?
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong 20 năm qua, từ năm 2000-2019. Không ngạc nhiên khi căn bệnh tim thiếu máu cục bộ vẫn là “sát thủ” nguy hiểm nhất, đứng ngay sau đó là đột quỵ.
Trong năm 2019, 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm 55% trong tổng số 55.4 triệu ca tử vong toàn cầu.
Những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu này, tính theo tổng số ca tử vong, có liên quan đến 3 nhóm bệnh lớn: tim mạch (bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ), hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp dưới) và các bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh (bao gồm ngạt sơ sinh và các tổn thương khi sinh, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng sơ sinh, cùng nhiều biến chứng của sinh non).
Và chúng có thể được chia thành 3 loại: bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm (mãn tính) và tai nạn.
Tại sao cần biết những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều này có vai trò rất lớn trong việc giúp mọi người cải thiện cách họ sống. Ví dụ, dữ liệu về tỷ lệ tử vong có thể giúp tập trung những hoạt động và phân bổ nguồn lực trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, thực phẩm và nông nghiệp, môi trường và sức khỏe.
Việc thu thập và phân tích thường xuyên dữ liệu chất lượng cao về tử vong và nguyên nhân tử vong, cũng như dữ liệu chuyên biệt được phân tách theo độ tuổi, giới tính và vị trí địa lý, là rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và giảm số ca tử vong, tàn tật trên toàn thế giới.
COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quốc gia đầu tư vào những hệ thống quản lý và thống kê dân số để nắm bắt được số lượng người chết, từ đó trực tiếp có các nỗ lực phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới
Ở cấp độ toàn cầu, 7 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong năm 2019 là những bệnh không truyền nhiễm, chiếm 44% trong tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, chiếm 80% số ca tử vong liên quan đến 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu này.
Tuy nhiên, nếu tính số ca tử vong trên thế giới do tất cả những bệnh không truyền nhiễm gây ra thì nó chiếm tới 74% trong năm 2019.
Sát thủ nguy hiểm nhất của thế giới là bệnh tim thiếu máu cục bộ, chiếm 16% tổng số ca tử vong trên thế giới. Kể từ năm 2000 đến nay, số lượng người tử vong do căn bệnh này gây ra đã có sự tăng vọt đáng báo động, tăng từ 2 triệu người (năm 2000) lên tới 8.9 triệu người (năm 2019).
Đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lần lượt xếp ở vị trí thứ 2 và 3 trong danh sách, gây ra xấp xỉ 11% và 6% tổng số ca tử vong toàn cầu.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là bệnh truyền nhiễm cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trên thế giới, xếp ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, trong vòng 20 năm trở lại đây, người ta nhận thấy sự giảm dần đi về số lượng ca tử vong do nguyên nhân này. Năm 2019 ghi nhận 2.6 triệu ca tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới, ít hơn 460 nghìn ca so với năm 2000.
Các bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh xếp ở vị trí thứ 5. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân có số ca tử vong giảm mạnh nhất trong 20 năm qua. Năm 2019, nó cướp đi sinh mạng của 2 triệu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ít hơn 1.2 triệu so với những năm 2000.
Người chết do các bệnh không truyền nhiễm có sự gia tăng. Cụ thể, số ca tử vong do ung thư phổi, khí quản, phế quản tăng từ 1.2 triệu (năm 2000) lên 1.8 triệu (năm 2019), và hiện đứng thứ 6 trong 10 nguyên nhân gây từ vong hàng đầu thế giới.
Năm 2019, Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác được xếp ở vị trí thứ 7. Đáng chú ý, phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng bởi các bệnh này nhiều nhất. Trên toàn thế giới, 65% số người tử vong do Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác là nữ giới.
Một trong những sự sụt giảm lớn nhất về số ca tử vong là các bệnh tiêu chảy, với số ca tử vong giảm từ 2.6 triệu năm 2000 xuống còn 1.5 triệu năm 2019.
Tiểu đường đã lọt vào danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. So với năm 2000, số người mất mạng vì tiểu đường tăng tới 70%. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở nam giới trong top 10 này, với số ca nam giới tử vong tăng tới 80% từ năm 2000 đến năm 2019.
Một số bệnh khác vốn nằm trong top 10 nguyên nhân gây từ vong hàng đầu thế giới những năm 2000 thì đến nay đã biến mất khỏi danh sách. HIV/AIDS là một trong số đó, với số ca tử vong do nó gây ra giảm đến 51% trong 20 năm qua (năm 2000 nó đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách thì nay nó đã tụt xuống thứ 19).
Video đang HOT
Những bệnh về thận tăng 3 hạng và trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ 10 trên thế giới, gây nên cái chết của 1.3 triệu người năm 2019, trong khi đó, con số này của những năm 2000 chỉ là 813 nghìn.
10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước thu nhập trung bình thấp, trong đó có Việt Nam
Ngân hàng Thế giới phân chia kinh tế thế giới thành 4 nhóm thu nhập dựa trên tổng thu nhập quốc gia: nhóm các nước thu nhập thấp, trung bình thấp, trung bình cao và cao. Tính đến năm 2020, Việt Nam nằm ở nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp.
Trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (trong đó có Việt Nam) có 5 nguyên nhân là do bệnh không truyền nhiễm, 4 nguyên nhân là do bệnh truyền nhiễm và 1 nguyên nhân là do tai nạn gây tử vong. Trong đó, thứ tự của các nguyên nhân này lần lượt là bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, các bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, tiêu chảy, bệnh lao, bệnh xơ gan, tiểu đường và tai nạn giao thông.
Đứng đầu danh sách dĩ nhiên vẫn là 2 căn bệnh quái ác: tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Ở bất kể quốc gia nào trên thế giới thì chúng cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Tiểu đường là nguyên nhân có sự tăng cao về số lượng người tử vong trong nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp. Nó từ vị trí thứ 15 lên thứ 9, số người bị nó cướp đi sinh mạng tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2000-2019.
Là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, tiêu chảy vẫn là một thách thức lớn. Tuy nhiên, dấu hiệu đáng mừng là số lượng người tử vong do nó đã giảm đi đáng kể, từ 1.9 triệu người năm 2000 xuống còn 1.1 triệu người năm 2019.
Sự gia tăng lớn nhất về số ca tử vong ở các quốc gia này là do bệnh thiếu máu cơ tim, tăng từ 1 triệu lên 3.1 triệu người kể từ năm 2000. HIV/AIDS cũng có sự sụt giảm mạnh số ca tử vong, từ vị trí thứ 8 trong danh sách vào những năm 2000 xuống thứ 15.
Ngạc nhiên là trong danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp, vị trí thứ 10 lại thuộc về tai nạn giao thông. Tuy số lượng ca tử vong do nó gây ra trong 20 năm qua tăng không quá lớn nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 500 nghìn người.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang và cách phòng ngừa
Thông thường cảm lạnh có thể biến thành nhiễm trùng xoang. Nếu tình trạng viêm không được khắc phục sau vài ngày và chất nhầy tích tụ trong xoang mũi, nó sẽ gây nhiễm trùng.
Ảnh minh họa.
Khí hậu, thời tiết thay đổi cộng với tình trạng ô nhiễm không khí nặng khiến các vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh hơn chính là những nguyên nhân khiến cho nguy cơ nhiễm trùng xoang tăng cao. Đặc biệt, viêm xoang được coi là căn bệnh phổ biến có thể lây lan từ người này sang người khác một cách dễ dàng nhưng lại khó điều trị hoàn toàn.
Viêm xoang nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể gây ra một số biến chứng không thể xem thường như: Viêm não, nhiễm trùng huyết; Biến chứng nhiễm trùng lan tỏa do ổ vi khuẩn nhanh chóng di chuyển
Đối với trẻ em hoặc những người thiếu sức đề kháng, viêm xoang có thể dẫn đến biến chứng trong ổ mắt, gây áp-xe hậu nhãn cầu, có thể tử vong. Biến chứng này thường xảy ra hơn là viêm não hoặc nhiễm trùng huyết.
Viêm xoang không điều trị đúng trong giai đoạn cấp sẽ chuyển sang tình trạng mãn mà dấu hiệu dễ nhận thấy là người bệnh "khụt khịt" suốt ngày. Biến chứng viêm thận (khởi phát từ viêm amidan), nhưng tỉ lệ không nhiều.
Nhiễm trùng xoang là gì?
Nhiễm trùng xoang là tình trạng viêm xảy ra trong xoang mũi. Khi lớp lót của xoang bị viêm, nó sẽ bít chặt đường dịch mũi, vì vậy, chất nhầy cơ thể sản sinh ra mỗi ngày sẽ vẫn nằm lại xoang. Điều này gây nhiễm trùng.
Triệu chứng của nhiễm trùng xoang?
Các triệu chứng chính của nhiễm trùng xoang là nghẹt mũi, dịch mũi màu vàng hoặc màu xanh, đau mặt. Một số người cũng có thể bị đau răng vì răng cắm vào phía trên của xoang hàm. Bạn cũng có thể cảm thấy rất nặng mặt và mệt mỏi.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang và cách phòng ngừa?
Nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng xoang là do virus. Thông thường cảm lạnh có thể biến thành nhiễm trùng xoang. Nếu tình trạng viêm không được khắc phục sau vài ngày và chất nhầy tích tụ trong xoang mũi, nó sẽ gây nhiễm trùng.
Sự khác biệt giữa nhiễm trùng xoang và cảm lạnh?
Mặc dù ban đầu các triệu chứng của 2 tình trạng này rất giống nhau, cảm lạnh thường kéo dài từ 5-7 ngày và sau đó các triệu chứng sẽ bắt đầu cải thiện. Nhưng nhiễm trùng xoang sẽ không biến mất nhanh chóng. Theo BS Schaberg, nhiễm trùng xoang sẽ kéo dài ít nhất 10 ngày và thường bắt đầu trở nên tồi tệ từ ngày thứ 10 và kéo dài khoảng 1 tuần sau đó.
Nhiễm trùng xoang có lây không?
Với phần lớn các trường hợp là không. Trong hai ngày đầu trước khi bạn có thể biết là bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, bạn có thể lây nhiễm. Thời gian đầu khi bị ốm bạn có thể phát tán nhiều virus trong các chất bài tiết từ mũi ở khắp mọi nơi. Nhưng vào thời điểm virus biến thành nhiễm trùng xoang, bạn không còn lây nhiễm nữa.
Điều trị nhiễm trùng xoang như thế nào?
Một số bác sĩ có thể kê steroid để giúp loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể và các loại thuốc giảm đau mạnh có thể giúp thông mũi trong những ngày đầu khi bị nghẹt mũi.
Đối với viêm xoang mạn tính, phẫu thuật nội soi xoang rất phổ biến. Điều này phụ thuộc vào mức độ viêm mạn tính nhưng phẫu thuật rất hiệu quả khi mở đường dẫn lưu và tái tạo sinh lý bình thường của xoang.
Phòng ngừa nhiễm trùng xoang như thế nào?
Tiêm phòng cúm, rửa tay đúng cách và làm bất cứ điều gì để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc khi đến nơi có nhiều bụi. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá... Tránh hít luồng không khí lạnh, khô. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm vì đây là những thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang. Bảo vệ đường thở cẩn thận bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển.
Những người bị nhiễm trùng xoang nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Những việc nên làm khi bị nhiễm trùng xoang
1. Lựa chọn sử dụng thuốc không kê đơn cẩn thận
Nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu và mặt, các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen có thể giảm bớt những triệu chứng này hiệu quả.
Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc xịt giúp thông mũi để giúp đường hô hấp thông thoáng, từ đó cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng kéo dài hơn 3 ngày vì chúng có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng viêm xoang trở nên tồi tệ hơn.
2. Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể nhiễm trùng xoang nên uống nhiều nước
Hãy nhớ uống nhiều nước khi bị viêm xoang. Bạn có thể uống trà thảo mộc ấm, nóng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Các nghiên cứu cho thấy một cốc nước ấm không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà hơi nước bốc lên còn giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.
3. Sử dụng khăn ấm chườm lên vùng xoang
Nhiệt độ ấm có thể làm giảm bớt áp lực bên trong xoang và giúp đường thở mở rộng, từ đó giảm đau ở các khoang xoang mặt.
Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm chườm lên mặt hoặc hít thở qua một lớp khăn mỏng. Tắm nước nóng với nhiều hơi nước bốc lên cũng giúp làm loãng các chất nhầy gây tắc nghẽn ở mũi.
4. Sử dụng máy tạo độ ẩm sử dụng máy tạo độ ẩm khi nhiễm trùng xoang
Không khí ẩm được phun sương từ máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ ngột ngạt hơn nhưng hãy đảm bảo vệ sinh máy thường xuyên.
Đừng quên làm sạch bộ phận đựng nước và thay nước sạch, mới mỗi ngày. Sau đó, mỗi tuần bạn nên vệ sinh máy bằng dung dịch tẩy rửa hoặc nước giấm pha loãng để ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
5. Rửa xoang mũi thường xuyên
Bạn nên làm vệ sinh bên trong mũi bằng các dung dịch vô trùng. Hầu hết nhà thuốc đều có bán các bình xịt rửa mũi và dễ dàng sử dụng tại nhà.
Vệ sinh mũi mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy trong đường mũi và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Việc này sẽ giúp đường thở thông thoáng, sạch sẽ, giảm bớt cảm giác khó chịu.
6. Tập thể dục vừa phải
Nếu đã cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể luyện tập các động tác thể dục vừa sức. Tuy nhiên, tình trạng viêm xoang có khả năng khiến bạn bị chóng mặt và gặp nhiều triệu chứng khác. Do đó, đừng cố gắng quá mức nếu bệnh tình vẫn chưa được cải thiện tốt hơn.
Khi cảm thấy tức ngực, khó thở, bạn không nên tham gia thêm bất cứ hoạt động nào. Nếu gắng sức, bạn có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến tim.
Người bệnh nhiễm trùng xoang không nên làm gì?
1. Tránh đi máy bay nếu có thể
Khi đang bị nhiễm trùng xoang, những thay đổi lúc máy bay cất cánh sẽ khiến bạn dễ đau tai và gặp phải nhiều biến chứng khác.
Nếu bạn nhất định phải di chuyển bằng máy bay, hãy ngáp và nuốt nước bọt khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh hoặc hạ cánh. Việc này giúp giữ cho hệ thống hô hấp được thông với nhau, không bị nghẽn lại. Bạn cũng có thể thử bịt lỗ mũi, ngậm miệng và nhẹ nhàng làm động tác xì mũi.
2. Không uống rượu, bia, thức uống có cồn
Cơ thể cần được bổ sung nhiều nước nhưng không phải là cocktail, rượu hay bia. Ngoài ra, thức uống có cồn sẽ càng khiến bạn mất nhiều nước hơn. Chúng cũng khiến cho xoang và các niêm mạc mũi sưng lên, làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn nữa.
3. Không nên đi bơi dùng kẹp mũi khi bơi
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau trong vấn đề này nhưng dường như hóa chất tiệt trùng hồ bơi chứa clo có khả năng gây kích ứng đường mũi. Do đó, bạn không nên đi bơi khi các triệu chứng bệnh chưa khỏi hẳn.
Nếu bạn cảm thấy cơ thể đã hồi phục và muốn "tung hoành" trong hồ bơi, hãy sử dụng dụng cụ kẹp mũi khi bơi.
4. Tránh hít phải những tác nhân gây kích thích
Khi xoang bị nhiễm trùng, điều quan trọng nhất là bạn phải bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây kích thích để không làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm trong hệ hô hấp. Vậy nên, bạn cần tránh đến những nơi có khói thuốc lá hay khu vực có tình trạng ô nhiễm không khí nặng.
Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, hãy cố gắng từ bỏ chúng càng sớm càng tốt. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị viêm xoang và nhiều căn bệnh hô hấp khác.
Cứu sống trẻ sinh non tăng áp phổi nặng nhiễm trùng sơ sinh Sau sinh trẻ tím toàn thân, SpO2 75%, khóc rên, xuất tiết nhiều dịch miệng họng, phản xạ sơ sinh chậm, 2 phổi thông khí kém, cân nặng 2.370gr. "Bác sĩ Hào cùng các bác sĩ điều dưỡng khoa Sơ sinh đã sinh ra cháu thêm một lần nữa, họ chính là những người mẹ thứ hai của con tôi", chị Nguyễn Thị...