WHO cơ hội cao đoạt Nobel Hòa bình 2021
WHO được đánh giá là ứng viên có khả năng đoạt giải Nobel Hòa bình 2021 cao nhất, sau 18 tháng cơ quan này dốc sức chống đại dịch Covid-19.
Các công ty cá cược Anh Betfair và William Hill ngày 2/10 quy định tỷ lệ đặt cược cho chiến thắng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần lượt là 4 ăn 5 và 4 ăn 6, cho thấy họ nhận định cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc này là ứng viên sáng giá nhất cho giải Nobel Hòa Bình 2021.
Các ứng viên khác được nhà cái xếp tỷ lệ đặt cược cao gồm thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexey Navalny, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và nhà hoạt động môi trường Thụy Điển Greta Thunberg.
Năm ngoái, WHO cũng được đề cử giải Noble Hòa bình, nhưng giải thưởng danh giá này cuối cùng được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới, cũng thuộc LHQ, với thành tích giúp gần 100 triệu người ở 88 quốc gia khác nhau.
WHO dường như nhận được nhiều sự ủng hộ cho giải Nobel Hòa bình năm nay, sau gần hai năm dẫn dắt thế giới ứng phó với đại dịch Covid-19. WHO cũng là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành Covax, sáng kiến phân phối công bằng vaccine Covid-19 toàn cầu.
Video đang HOT
Trụ sở WHO tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ tháng 2/2020. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, không phải mọi người đều tin rằng WHO sẽ nhận giải Nobel Hòa bình năm nay. Dan Smith, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), cho hay sẽ rất ngạc nhiên nếu WHO được trao giải. Ông cho rằng các nhóm nghiên cứu vaccine Covid-19 cũng khó nhận giải Nobel Hòa bình do đã có giải thưởng cho lĩnh vực y học.
Ủy ban Nobel Na Uy hàng năm trao giải Nobel Hòa bình cho cá nhân hoặc tổ chức vì nỗ lực và hành động xuất sắc trong thúc đẩy hòa bình thế giới. 329 ứng viên được đề cử giải Nobel Hòa bình năm nay, gồm 234 cá nhân và 95 tổ chức. Giải thưởng sẽ được công bố ngày 8/10 tại thành phố Oslo.
Khi Alfred Nobel qua đời năm 1896, ông để lại khoản tài sản khổng lồ và muốn dùng một phần số tiền này để trao giải “cho những người mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại trong một năm trước”.
Di chúc của Nobel cho biết giải thưởng sẽ trao cho các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học hoặc sinh lý học, văn học và hòa bình. Giải Nobel Hòa bình nên trao cho “những người đóng góp nhiều nhất hoặc thực hiện công việc tốt nhất nhằm thắt chặt tình bằng hữu giữa các quốc gia, bãi bỏ hoặc cắt giảm quân đội thường trực hoặc xúc tiến các hội nghị hòa bình”, di chúc có đoạn.
WHO: Chỉ 2% dân số ở nhiều nước châu Phi tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19
Ngày 30/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng một nửa số quốc gia ở châu Phi chỉ có 2% dân số hoặc ít hơn đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sale, Maroc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, trong tổng số 54 quốc gia ở lục địa Đen, 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9, đạt mục tiêu toàn cầu do Hội đồng y tế thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, nhà điều phối vaccine ở châu Phi thuộc WHO Richard Mihigo nhấn mạnh: "Những dữ liệu mới nhất cho thấy thành quả khiêm tốn song vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu mà WHO đề ra là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số châu lục vào cuối năm nay".
Ông Mihigo cho biết hoạt động phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi đang gia tăng, song các kế hoạch giao vaccine không rõ ràng vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến châu lục này thụt lùi trong công tác tiêm chủng.
Trong tháng 9 vừa qua, tổng cộng 23 triệu liều vaccine đã tới châu Phi, tăng gấp 10 lần so với tháng 6. Theo WHO, một nửa trong số 52 quốc gia ở châu Phi đã nhận vaccine mới tiêm đủ 2 liều vaccine cho khoảng 2% dân số nước họ. Hầu hết các quốc gia ở châu Phi đạt được mục tiêu tiêm chủng đủ liều cho 10% dân số là những nước có dân số khá ít. Trong đó, các đảo quốc như Mauritius và Seychelles đã tiêm chủng đủ liều cho hơn 60% dân số. Maroc tiêm đủ liều vaccine cho 48% dân số, trong khi tỷ lệ ở Tunisia, Commorros và Cape Verde là trên 20%. WHO cho biết các nước này có đủ nguồn cung vaccine và nhiều nước có thể tiếp cận các nguồn cung riêng ngoài nguồn vaccine được cung cấp thông qua cơ chế COVAX toàn cầu.
Trong tuần từ ngày 19-26/9, số ca mắc mới COVID-19 ở châu Phi đã giảm 35% xuống hơn 74.000 ca, trong khi có gần 1.800 ca tử vong được ghi nhận ở 34 quốc gia tại châu lục này.
Ông Mihigo nhấn mạnh mặc dù số ca mắc COVID-19 ở châu Phi đang trên đà giảm song các nước vẫn phải cảnh giác và tiếp tục tuân thủ các quy định phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng nơi đây vẫn còn thấp.
Cùng ngày, Bộ Y tế Ai Cập thông báo đã tiếp nhận 1,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer do Mỹ trao tặng, một phần trong sáng kiến COVAX và là lô vaccine đầu tiên trong tổng số 5 triệu liều.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, bộ trên cho biết Ai Cập đang nhanh chóng tích trữ nhiều loại vaccine phòng COVID-19 để phục vụ chiến dịch tiêm chủng cho 100 triệu người dân. Cho đến nay, quốc gia Bắc Phi này đã tiếp nhận các loại vaccine của các hãng AstraZeneca, Sinopharm, Sputnik V, Johnson & Johnson và Sinovac. Tuần trước, Đức cũng đã cung cấp tổng cộng 2,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho Ai Cập.
Cho đến nay, cơ chế COVAX, do WHO và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp, đã cung cấp hơn 301 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 142 quốc gia.
Thủ đô La Habana (Cuba) mở cửa lại bãi biển và bể bơi Ngày 30/9, các bãi biển và bể bơi ở thủ đô La Habana của Cuba, cũng như đại lộ El Malecon nổi tiếng ven biển, đã mở cửa trở lại sau 9 tháng đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Khách du lịch trên bãi biển ở thủ đô La Habana, Cuba. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Truyền thông nhà nước Cuba...