WHO chỉ trích ngoại giao vaccine trong chống Covid-19
Tổng giám đốc WHO lên án “ngoại giao vaccine”, chỉ trích các nước sử dụng vaccine để đạt lợi thế cạnh tranh thay vì hợp tác chấm dứt đại dịch.
“Ngoại giao vaccine không phải là hợp tác”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với phóng viên tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5.
Tuyên bố được đưa ra khi ông Tedros trả lời câu hỏi về cáo buộc các quốc gia như Trung Quốc, Nga tài trợ lượng lớn vaccine Covid-19 sản xuất trong nước cho các nước đang cấp thiết tiêm chủng, đổi lấy quyền tiếp cận thị trường và ảnh hưởng.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họ báo tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Tedros chỉ trích động thái ông gọi là “thủ đoạn địa chính trị” vào thời điểm chỉ có “hợp tác minh bạch và trong sạch mới có thể giúp ích”. “Chúng ta không thể đánh bại đại dịch này thông qua cạnh tranh. Nếu bạn cạnh tranh về tài nguyên hoặc lợi thế địa chính trị, virus sẽ có lợi thế”, ông nói.
Đại dịch đã giết chết hơn 3,3 triệu người kể từ khi virus corona mới xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, phá hủy cuộc sống bình thường và tàn phá kinh tế toàn cầu. Theo ông Tedros, thế giới đang chứng kiến ca nhiễm mới chững lại, nhưng vẫn ở mức cao “không thể chấp nhận được”.
Ông chỉ ra rằng thế giới ghi nhận hơn 5,4 triệu ca nhiễm mới và gần 90.000 ca tử vong chỉ trong tuần trước, với con số vẫn tăng vọt, đặc biệt ở Ấn Độ.
Chương trình tiêm chủng nhanh chóng cho phép một số quốc gia giàu có bắt đầu thực hiện các bước hướng tới bình thường, nhưng virus vẫn gia tăng ở nhiều quốc gia và mối lo ngại bất bình đẳng vaccine toàn cầu ngày càng tăng.
Tedros lưu ý “các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp chiếm 47% dân số thế giới, nhưng chỉ nhận được 17% lượng vaccine trên thế giới”. “Giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu là một phần thiết yếu của giải pháp”, ông cho hay.
Người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh rằng ngay cả các quốc gia có khả năng tiếp cận vaccine rộng rãi và dịch bệnh dường như đang giảm cũng cần phải cảnh giác.
“Chúng ta từng trải qua điều này. Trong năm qua, nhiều quốc gia trải qua xu hướng giảm ca nhiễm và tử vong nên nới lỏng các biện pháp xã hội và y tế công cộng quá nhanh, người dân đã mất cảnh giác và đánh mất những thắng lợi mà chúng ta khó khăn lắm mới giành được”, ông nói.
WHO xếp biến chủng nCoV Ấn Độ vào nhóm 'đáng lo ngại'
Biến chủng B.1.617 đang hoành hành ở Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao hơn bản gốc và được WHO xếp vào nhóm "biến chủng đáng lo ngại".
"Các thông tin sẵn có cho thấy khả năng lây nhiễm cao hơn bản gốc. Vì vậy chúng tôi xếp biến chủng B.1.617 được phát hiện ở Ấn Độ vào nhóm biến chủng đáng lo ngại (VOC) trên quy mô toàn cầu", Maria Van Kerkove, người đứng đầu nhóm ứng phó Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết hôm nay.
Nhân viên y tế trong một trung tâm y tế dã chiến tại New Delhi hôm 27/4. Ảnh: AFP .
Nhóm VOC gồm những biến chủng nCoV nguy hiểm hơn bản gốc nhờ khả năng lây nhiễm và gây chết người cao hơn hoặc kháng vaccine mạnh hơn. WHO trước đó xếp B.1.617 vào nhóm "biến chủng đáng chú ý" (VOI), có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với VOC.
Biến chủng B.1.617 được phát hiện lần đầu ở vùng Vidarbha, bang Maharashtra của Ấn Độ vào tháng 12 năm ngoái, đang là tâm điểm chú ý toàn cầu vì dường như đã gây ra làn sóng Covid-19 thứ hai nghiêm trọng ở Ấn Độ. Nó chứa hai đột biến L452R và E484Q, gọi là "đột biến kép", có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19.
WHO cho biết biến chủng này đã xuất hiện tại hơn 20 quốc gia. Do lo ngại về B.1.617, nhiều nước đã áp hạn chế đi lại với Ấn Độ để đề phòng hành khách có thể mang theo biến chủng.
Đại dịch Covid-19 vẫn càn quét Ấn Độ, gây quá tải hệ thống y tế cũng như lò hỏa táng và nghĩa trang. Thống kê của chính phủ Ấn Độ cho thấy mỗi ngày có khoảng 4.000 người chết vì Covid-19, tổng số ca tử vong đã gần chạm ngưỡng 250.000 trong gần 23 triệu người nhiễm virus. Nhiều chuyên gia tin rằng con số thực tế có thể cao gấp nhiều lần.
WHO phân loại biến thể B.1.617 ở Ấn Độ là 'đáng lo ngại toàn cầu' Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại biến thể B.1.617 phát hiện ở Ấn Độ là "biến thể đáng lo ngại" ở cấp toàn cầu. Trong diễn biến khác, hàng chục thi thể nghi của nạn nhân COVID-19 dạt vào bờ sông Hằng. Một phụ nữ đi ngang bức tranh vẽ trên tường với chủ đề liên quan COVID-19 ở...