WHO chỉ trích các nước tiêm mũi vaccine tăng cường
WHO lên án những nước giàu vội vàng tiêm mũi tăng cường vaccine Covid-19, trong khi nhiều nước đang thiếu vaccine.
“Chúng ta đang định phát thêm áo phao cho người đã có áo phao, trong khi để mặc những người khác chết đuối mà không có chiếc áo phao nào”, giám đốc khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan hôm 18/8 bày tỏ.
WHO lên án những quốc gia giàu có đang vội vàng tiêm thêm mũi tăng cường trong khi hàng triệu người trên thế giới mới được tiêm một mũi. Trước khi Mỹ thông báo những người tiêm phòng sớm đủ điều kiện sẽ được phép tiêm liều tăng cường, các chuyên gia WHO khẳng định không đủ bằng chứng khoa học cho thấy cần tiêm liều tăng cường.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một thiếu niên ở bệnh viện Narathiwat, tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 18/8. Ảnh: AFP .
Thế giới đã ghi nhận 209.854. 498 ca nhiễm nCoV và 4.401.620 ca tử vong, tăng lần lượt 508.421 và 8.111 ca so với một ngày trước, trong khi 188.070.630 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 37.938.618 ca nhiễm và 640.421 ca tử vong do nCoV, tăng 42.036 ca nhiễm và 331 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Một quan chức Nhà Trắng hôm 18/8 cho biết Mỹ đang chuyển 1,2 triệu liều vaccine Pfizer tới Bờ Biển Ngà, nơi đang đối phó với sự gia tăng đột biến trên toàn lục địa số ca Covid-19. Lô hàng được quản lý qua Covax, chương trình phân phối vaccine do WHO và Liên minh vaccine Gavi hỗ trợ.
Video đang HOT
Tuy Bờ Biển Nga ghi nhận chưa đầy 400 ca tử vong do Covid-19, nhưng theo WHO, quốc gia Tây Phi này đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ ba trên toàn lục địa. Chưa tới 2% dân số châu Phi được tiêm chủng đủ hai mũi, một số nước phải hủy liều không được sử dụng do thiếu cơ sở hạ tầng y tế.
Pháp , vùng dịch thứ năm thế giới, ghi nhận 6.533.383 ca nhiễm và 112.976 ca tử vong, tăng lần lượt 28.405 và 112 ca so với một ngày trước. Những người từ chối tiêm vaccine ở Pháp đang trả hàng trăm euro mua thẻ y tế giả trên chợ đen trực tuyến, dịch vụ nở rộ từ khi chính phủ yêu cầu người dân xuất trình thẻ khi vào quán cà phê, tàu liên thành phố và những nơi công cộng khác.
Người dân phải xuất trình bằng chứng cho thấy họ đã tiêm chủng, xét nghiệm âm tính Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh để vào bảo tàng, rạp chiếu phim hoặc địa điểm thi đấu thể thao kể từ tháng 7. Yêu cầu này sau đó mở rộng sang nhà hàng, quán bar, bệnh viện và dịch vụ đường sắt hồi đầu tháng 8.
Anh , vùng dịch thứ sáu thế giới, ghi nhận 6.355.887 ca nhiễm tăng 33.904 ca so với một ngày trước. Đây là số ca mắc theo ngày cao nhất mà Anh ghi nhận kể từ 23/7, nhưng chiến dịch tiêm chủng thành công đã khiến số ca tử vong giảm mạnh so với hồi đầu năm.
Dữ liệu ngày 18/8 ghi nhận 131.260 ca tử vong, tăng 111 ca so với một ngày trước, nâng mức tăng trong 7 ngày lên gần 8%. Hồi giữa tháng 1, khi số ca nhiễm hàng ngày ở mức 30.000, thì số ca tử vong trong vòng 28 ngày sau khi phát hiện dương tính Covid-19 trung bình hơn 1.000 ca mỗi ngày.
Singapore , quốc gia được đánh giá là thành công trong kiểm soát Covid-19, ghi nhận 66.334 ca nhiễm và 46 ca tử vong, tăng lần lượt 53 và một so với hôm trước. Tòa án Singapore hôm 18/8 kết án 6 tuần tù giam với một công dân Anh, khi người này liên tục vi phạm quy định phòng chống Covid-19 bằng cách từ chối đeo khẩu trang nơi công cộng, cũng như gây phiền toái cho mọi người và đe dọa công chức.
Tổ chức Chữ thập Đỏ hôm 18/8 cảnh báo Đông Nam Á cần được giúp đỡ nhiều hơn để đảm bảo đủ vaccine Covid-19, trong bối cảnh khu vực này đang vật lộn để ngăn chặn số ca nhiễm mới và tử vong kỷ lục do biến chủng Delta.
“Sự gia tăng Covid-19 do biến chủng Delta lần này gây nhiều thiệt hại bi thảm cho các hộ gia đình khắp Đông Nam Á và nó còn lâu mới kết thúc”, Alexander Matheou, giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, nói.
Malaysia hôm 18/8 ghi nhận thêm 22.422 ca Covid-19, con số kỷ lục, đồng thời thông báo 312 ca tử vong, tăng kỷ lục ngày thứ hai liên tiếp. Indonesia báo cáo 1.128 ca tử vong, giảm so với mức tệ nhất là 2.000 ca cuối tháng trước, nhưng vẫn là con số tử vong theo ngày cao nhất thế giới.
Trong khi các quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Anh, đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 60% người dân, còn Mỹ đạt hơn 50%, thì các quốc gia Đông Nam Á đang tụt lại phía sau.
“Trước mắt, chúng ta cần các nước giàu nỗ lực nhiều hơn để chia sẻ khẩn cấp hàng triệu liều vaccine thừa với các nước Đông Nam Á”, Matheou nói, nhấn mạnh các công ty vaccine và chính phủ cũng cần chia sẻ công nghệ và thúc đẩy sản xuất vaccine. “Những tuần tới rất quan trọng để mở rộng quy mô điều trị, xét nghiệm và tiêm chủng, ở mọi ngóc ngách của tất cả các quốc gia Đông Nam Á”.
Delta hoành hành toàn cầu, WHO lo kịch bản u ám "300 triệu ca Covid-19"
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Delta đang trên đà áp đảo các biến chủng khác trên toàn cầu, đồng thời cảnh báo thế giới có thể sớm ghi nhận con số 300 triệu ca Covid-19 do sự lây lan của Delta.
Biến chủng Delta lây lan như "cháy rừng", đang gây nên các vùng dịch lớn trên toàn cầu (Ảnh minh họa: Reuters).
Quan chức WHO Maria Van Kerkhove ngày 16/8 cho biết, biến chủng Delta đang áp đảo các chủng virus SARS-CoV-2 khác khi nó đã xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên thế giới.
"Sự phổ biến của biến thể Lambda đang giảm xuống ... và biến thể Delta lại đang tiếp tục tăng lên. Ở bất cứ nơi nào, khi có sự xuất hiện của chủng Delta, nó sẽ thay thế nhanh chóng các biến thể khác đang lây lan ở khu vực đó", bà Van Kerkhove nói.
Theo các nghiên cứu, Lambda được cho có các đột biến khiến nó có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng gốc SARS-CoV-2 và có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vắc xin.
Bà Van Kerkhove cho biết, Delta đã loang tới khu vực Trung và Nam Mỹ và dường như đang lấn lướt biến chủng đang chiếm ưu thế ở khu vực này là Lambda.
Delta, lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái, hiện đã lan tới 142 quốc gia. Xuất hiện lần đầu ở Mỹ vài tháng trước, nó giờ đã chiếm hơn 90% ca Covid-19 được giải trình tự gen ở nước này. Hầu hết nhóm người gặp nguy cơ cao nhất ở Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ và Washington đã phê duyệt việc tiêm liều bổ sung cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Hơn 200 triệu người trên toàn cầu đã mắc Covid-19 kể từ cuối năm 2019. Thế giới chỉ mất 6 tháng để số ca bệnh tăng từ 100 triệu lên mốc gấp đôi. Với sự xuất hiện của chủng Delta đang lây lan như "cháy rừng", WHO cảnh báo rằng con số này có thể dễ dàng đạt đến mốc 300 triệu ca vào đầu năm sau.
Trong bài phát biểu hôm 17/8, bà Van Kerkhove cho hay, dữ liệu từ các quốc gia cho thấy Delta đang gây nên rủi ro nhập viện cao hơn với những người nhiễm mầm bệnh, nhưng cho biết chưa có dữ liệu đầy đủ cho thấy nó gây chết chóc hơn các chủng khác.
"Về mức độ nghiêm trọng, chúng tôi thấy dữ liệu ở các quốc gia dường như chỉ ra rằng Delta gây nguy cơ nhập viện gia tăng. Chúng tôi chưa thấy bằng chứng nó làm gia tăng ca tử vong", bà Van Kerkhove nói.
Quan chức WHO nhấn mạnh rằng, giống như các chủng khác, Delta gây ra rủi ro với những người mắc bệnh nền như béo phì, tiểu đường, tim mạch. Vấn đề của Delta là nó lây lan nhanh hơn rất nhiều chủng khác nên nó phát tán mầm bệnh cho nhiều người hơn và gây áp lực lớn lên hệ thống y tế toàn cầu.
"Quái vật" Delta có nguy cơ đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80-90% Giới chuyên gia lo ngại, Delta - biến chủng mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá là dễ lây nhiễm - có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80%, thậm chí có khả năng là gần 90%. Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters). Bloomberg ngày 3/8 dẫn thông tin...