WHO: Châu Phi sắp thoát khỏi đại dịch COVID-19
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Châu Phi đang trên đà thoát khỏi đại dịch và tiến tới giai đoạn kiểm soát COVID-19 trong dài hạn.
Người đàn ông đi ngang qua bức tranh tường có chủ đề COVID-19 ở Soweto, Nam Phi. Ảnh: Reuters
Theo trang The Guardian (Anh), Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc phụ trách khu vực châu Phi của WHO, nhận định: “Đại dịch đang chuyển sang một giai đoạn khác. Chúng tôi tin rằng châu Phi đang chuyển sang giai đoạn sống chung với COVID-19 như bệnh đặc hữu, đặc biệt khi tỉ lệ tiêm chủng đang dần tăng lên”.
Bà Moeti cho biết năng lực ứng phó các đợt lây nhiễm mới của châu Phi đã hiệu quả hơn. Cụ thể, nếu châu Phi mất 29 tuần để kiểm soát làn sóng lây nhiễm đầu tiên, thì thời gian này giảm xuống còn 6 tuần với làn sóng thứ tư. Mặc dù vậy, bà cũng lưu ý, đến nay, mới chỉ có khoảng 11% người dân châu Phi được tiêm chủng ngay cả khi khu vực này đã tiếp nhận 670 triệu liều vaccine COVID-19. “Nguồn cung vaccine đã ổn định, do đó cần tập trung vào việc đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho người dân”, bà nhấn mạnh.
Tuy nhiên, quan chức của WHO tiết lộ rằng số ca mắc COVID-19 ở châu Phi có thể cao gấp 7 lần so với dữ liệu chính thức và số ca tử vong cao hơn khoảng 2 đến 3 lần. Nguyên nhân là hệ thống giám sát ca nhiễm ở lục địa này đang gặp nhiều thách thức. Chẳng hạn, việc tiếp cận nguồn cung xét nghiệm còn hạn chế đã dẫn đến việc đánh giá thấp các trường hợp mắc bệnh. Một số ý kiến khác cho rằng nhiều quốc gia trên lục địa này có độ tuổi trẻ hơn nên tỉ lệ người mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn.
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 10/2, châu Phi đã ghi nhận trên 11 triệu ca nhiễm với 250.000 ca tử vong. Nếu ước tính của WHO là chính xác, con số thực có thể là gần 70 triệu ca nhiễm và 750.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Một số nghiên cứu và khảo sát huyết thanh học – đặc biệt là ở Nam Phi, một trong những nơi có hệ thống giám sát dịch bệnh phức tạp nhất của lục địa – cho thấy tỉ lệ lây nhiễm cao hơn ước tính, lo ngại đếm thiếu ca nhiễm.
ADVERTISING
X
Châu Phi là khu vực mới nhất mà WHO cho rằng có thể đang thoát khỏi đại dịch và bước vào một giai đoạn ổn định hơn. Tuần trước, ông Hans Kluge Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, cho biết châu lục này có thể sớm bước vào “thời kỳ dài yên bình” nhờ biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn, mức độ miễn dịch cao và sự xuất hiện của của thời tiết mùa xuân ấm áp hơn.
Đánh giá tích cực của ông cho biết 53 quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Anh, đã có mức độ bảo vệ cao hơn, ngay cả khi một biến thể mới, nguy hiểm hơn Omicron xuất hiện. Ông cho biết châu Âu đã ghi nhận 12 triệu ca mắc mới trong một tuần, tổng số ca nhiễm hàng tuần cao nhất, với khoảng 22% kết quả xét nghiệm có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Song những đánh giá lạc quan của bà Moeti trái với những cảnh báo trước đó của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc và còn quá sớm để các nước dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch. “Dù bạn sống ở đâu trên thế giới, thì chắc chắn vẫn chưa thể thoát khỏi đại dịch”, ông Tedros nói và cho biết châu Phi là một trong những khu vực tiềm ẩn nguy cơ cao nhất.
Một số nước châu Phi đã bước vào giai đoạn đặc hữu của dịch COVID-19
Các nhà khoa học hàng đầu cho biết nhiều quốc gia châu Phi đang bước vào giai đoạn ít nghiêm trọng hơn của đại dịch trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Omicron tăng mạnh.
Người dân ở một trong trại cam tại Nam Phi nghe y tá tư vấn sau khi được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik (Nga), ông Malawi Kondwani Jambo, nhà miễn dịch học tại Chương trình Nghiên cứu Lâm sàng Malawi-Liverpool-Wellcome Trust, tin rằng ông và các đồng nghiệp đã tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm thoát khỏi đại dịch COVID-19.
Năm ngoái, ông Jambo đã bắt đầu nghiên cứu về số lượng người mắc COVID-19 ở Malawi kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Kết quả cho thấy số lượng người Malawi nhiễm virus cao hơn và lan rộng hơn nhiều so với dự đoán của ông Jambo. Nhiều người đã nhiễm bệnh trước khi biến thể Omicron xuất hiện.
Trước khi làn sóng Omicron ập đến, Malawi chưa bị COVID-19 tấn công quá mạnh. Jambo nói: "Vào thời điểm đó, dường như chỉ có gần 10% dân số có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Số ca nhập viện cũng thấp một cách đáng kinh ngạc".
Điều này đã thúc đẩy Jambo và nhóm nghiên cứu của ông tìm một nguồn thông tin mới. Họ chuyển sự chú ý đến kho lưu trữ máu đã được thu thập trong nhiều tháng. Họ phát hiện ra rằng vào đầu làn sóng COVID-19 thứ 3 mùa hè năm ngoái, khi Malawi chìm trong biến thể Delta, 80% dân số đã mắc bệnh.
Ông dự đoán rằng phần lớn các ca nhiễm này đều không có triệu chứng, có nghĩa là nhiều người bị mắc bệnh không nghiêm trọng đến mức không đi xét nghiệm hoặc đến bệnh viện. Trong khi đó, chỉ có gần 5% người Malawi đã được tiêm phòng đầy đủ. Do vậy, có nhiều khả năng người mắc đã có kháng thể ngăn bệnh nặng từ các biến thể trước đó. Ông Jambo cũng giải thích độ tuổi trung bình của người Malawi chỉ khoảng 18 tuổi, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn.
Nhưng quan trọng hơn, ông Jambo nhận thấy điều này có nghĩa là Malawi đang chuyển sang giai đoạn mới và đại dịch có thể sắp đi đến hồi kết. Đó là giai đoạn COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu, giống với các dịch bệnh theo mùa, như cảm lạnh hoặc cúm.
Các nhà khoa học cũng tin rằng Malawi chỉ là một trong số các quốc gia ở châu Phi đạt được cột mốc quan trọng này trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện ở Kenya, Madagascar và Nam Phi. Ông Jambo cho biết trên thực tế, nhiều khu vực ở châu Phi cũng có kết quả tương tự.
Giờ đây, khi làn sóng Omicron đang đạt đỉnh trên khắp châu Phi, các quốc gia đều chứng kiến xu hướng dịch bệnh khá giống nhau: ca nhiễm tăng mạnh, trong khi số ca mắc nặng, nhập viện và tử vong rất thấp.
Tuy nhiên, Nam Phi đã không may mắn như vậy. Mặc dù quốc gia này cũng đã thúc đẩy tiêm chủng nhưng dân số của họ già hơn nhiều so với Malawi. Đây cũng là nguyên nhân khiến các bệnh viện ở Nam Phi bị quá tải trong làn sóng Delta hồi mùa hè năm ngoái.
Ông Shabir Madhi, nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand cho rằng Nam Phi đã đi được 3/4 quãng đường đại dịch. Sau làn sóng Omicron, có lẽ 80% người Nam Phi đã có khả năng miễn dịch ngăn bệnh nặng và tử vong. Mahdi có cho rằng để kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, Nam Phi cần đảm bảo ít nhất 90% người trên 50 tuổi được tiêm chủng đầy đủ.
Ông gợi ý rằng vào thời điểm biến thể tiếp theo xuất hiện, điều quan trọng là không nên hoảng sợ khi ca mắc gia tăng đơn thuần. Chuyên gia này tin rằng gia tăng số ca nhiễm là không thể tránh khỏi. Thay vì ngăn chặn điều đó, giới chức nên tập trung hơn vào khả năng gây bệnh nặng và tử vong.
Thách thức của châu Âu trên đường coi COVID-19 là bệnh đặc hữu Nhiều quốc gia châu Âu đang bắt đầu coi COVID-19 như một căn bệnh đặc hữu, giống với cúm. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, sự xuất hiện của Omicron và nhiều điều chưa rõ về biến thể mới, đang đặt ra thách thức lớn cho khu vực này. Ảnh: Bloomberg Theo hãng tin Bloomberg, Tây Ban Nha đang đề xuất...