WHO chặn Ebola bùng phát
Tổ chức Y tế Thế giới đang chạy đua để tiêm phòng cho người dân châu Phi và ngăn chặn khả năng dịch này bùng phát ở lục địa này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 12/2 xác nhận trường hợp nhiễm Ebola thứ ba ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). WHO cho biết vẫn chưa rõ nguồn gốc của trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên, nhưng họ hy vọng sẽ tìm ra liệu các ca bệnh mới có liên quan đến đợt bùng phát tại Butembo hồi năm 2020 hay không.
Trước đó, WHO xác nhận một phụ nữ đã chết vì Ebola, ở Butembo, một thành phố tỉnh Bắc Kivu và là tâm của đợt bùng phát Ebola vào tháng 6/2020. Người bệnh có triệu chứng vào ngày 1/2 và chết trong bệnh viện ngày 3/2. Bà đã kết hôn với một người đàn ông từng nhiễm virus Ebola. Theo Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cơ quan này xác nhận thêm hai trường hợp nữa, trong đó một người đã chết.
Ryan cho biết số dân có thể đã tiếp xúc với virus tăng từ hơn 70 trường hợp ngày 8/2 lên 182 người vào 12/2. Ông nói rằng nhiều người đã được tiêm vaccine phòng bệnh Ebola trong các đợt bùng phát trước đó.
Một đứa trẻ được tiêm vaccine phòng bệnh Ebola ở Beni, Congo, hôm 13/7/2019. Ảnh: AP
Video đang HOT
Theo Ryan, việc tiêm chủng mang lại lợi ích nhất định, nhưng cần phải xem xét khoảng thời gian mà vaccine có tác dụng bảo vệ. Ông nói thêm các lô vaccine mới đã đến Butembo trong tuần này, các công việc chuẩn bị cũng đang được hoàn tất, bao gồm bảo quản các thiết bị, thuốc men và huấn luyện các nhân viên y tế.
DRC có đủ vaccine cho 16.000 người trong nước, nhưng không rõ Butembo được phân bổ bao nhiêu. WHO vẫn chưa rõ nguồn gốc của trường hợp mắc Ebola đầu tiên. Viện Nghiên cứu Y sinh Quốc gia của DRC đang giải trình tự các mẫu virus tại phòng thí nghiệm ở Kinshasa để xác định liệu các trường hợp mới có liên quan hay không với đợt bùng phát tại Butembo trước đó.
WHO lưu ý các nỗ lực ứng phó với dịch bùng phát ở tỉnh Bắc Kivu đặc biệt khó khăn do các cuộc xung đột bạo lực đang diễn ra trong khu vực, nơi có hơn 100 nhóm vũ trang khác nhau chiếm giữ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
WHO đang làm việc với các tổ chức phi chính phủ, chính phủ DRC và các cơ quan khác của Liên hợp quốc như UNICEF, để ứng phó với các trường hợp Ebola mới.
Không giống như nCoV có khả năng lây nhiễm cao bởi những người không có triệu chứng, Ebola được cho là chủ yếu lây lan qua những người đã bị bệnh rõ ràng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, virrus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch cơ thể của những người bị bệnh hoặc chết vì bệnh. Theo WHO, tỷ lệ tử vong theo ca bệnh trung bình là 50%, mặc dù nó có thể thay đổi theo từng đợt bùng phát.
Theo Ryan, hai trường hợp và bây giờ là trường hợp thứ ba liên quan đến Ebola có vẻ không nhiều nếu so sánh với Covid-19. Tuy nhiên, WHO vẫn rất cảnh giác với sự quay trở lại của Ebola ở miền đông Congo. “WHO sẽ làm mọi điều trong khả năng để hỗ trợ chính phủ Congo chống lại Ebola”, ông Ryan nhấn mạnh.
Ebola là căn bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết bên trong và bên ngoài. Căn bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc gần gũi với động vật mắc bệnh. Tiếp đó, virus sẽ lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần và rất khó để chẩn đoán bệnh.
Ebola quay lại châu Phi
Ngày 7/2, giới y tế Congo xác nhận một đợt bùng phát căn bệnh lây nhiễm chết người Ebola, đợt thứ tư trong ba năm qua.
Một phụ nữ đã qua đời do Ebola vào ngày 3/2 tại tỉnh Bắc Kivu, Bộ trưởng Y tế Eteni Longondo thông báo. Người này bị ốm vài ngày trước khi đến kiểm tra tại một phòng khám. Sau đó, cô đến bệnh viện Butembo, nhưng tử vong trước khi biết kết quả.
Chính phủ ngay lập tức truy vết những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để ngăn chặn dịch bệnh. Đây là đợt bùng phát Ebola thứ 12 tại Congo kể từ khi virus được phát hiện lần đầu ở quốc gia này vào năm 1976. Năm 2018 đánh dấu thời kỳ chết chóc ở Đông Congo với 2.299 người tử vong do Ebola.
Một đứa trẻ được tiêm vaccine phòng bệnh Ebola ở Beni, Congo, hôm 13/7/2019. Ảnh: AP
Các quan chức y tế lo ngại Ebola có thể gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế mong manh của quốc gia, đặc biệt trước nguy cơ từ làn sóng Covid-19 mới.
"Dù việc phát hiện sớm giúp kiểm soát dịch từ giai đoạn đầu, Ebola và Covid-19 đã đẩy y tế Congo tới giới hạn và có thể đặt thêm gánh nặng cho hệ thống vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng", giáo sư Jason Kindrachuk, khoa vi sinh y tế và các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Manitoba, Canada, nói. Ông cũng đang nghiên cứu về những người sống sót sau đợt bùng phát Ebola ở Tây Phi 2014-2016.
Virus Ebola có khả năng lây nhiễm cao qua dịch cơ thể như máu hoặc tinh dịch. Người phụ nữ tử vong nói trên là vợ của một bệnh nhân từng nhiễm Ebola và đã khỏi bệnh. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa New England, virus có thể sống trong tinh dịch trong hơn ba năm.
WHO đang cố gắng xác định chủng virus ở bệnh nhân trên để tìm ra mối liên hệ với đợt dịch trước đây. Congo trải qua hơn một phần tư thế kỷ trong xung đột và người dân ở miền đông đã mất lòng tin vào ngành y tế nước nhà.
Cư dân ở Butembo thắc mắc tại sao phải mất 4 ngày kể từ khi người phụ nữ được xét nghiệm mới có kết quả.
"Thật bực bội vì những người tiếp xúc gần đã di chuyển và rất khó để tìm thấy. Chính phủ và Bộ Y tế phải ngăn chặn dịch bệnh càng sớm càng tốt", Vianey Kasondoli, một cư dân Butembo, cho hay.
Khoa học theo dõi sát 'căn bệnh X', không xác định được loại virus gây bệnh Một ca bệnh lạ có triệu chứng giống Ebola mới xuất hiện ở Cộng hòa dân chủ Congo đang khiến giới khoa học chú ý sau khi các bác sĩ không xác định được loại virus nào đã gây ra bệnh. Bên trong khu cách ly chữa Ebola thuộc một bệnh viện ở CHDC Congo - Ảnh: CNN Theo Hãng tin TASS, Cơ...