WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covovax do Ấn Độ sản xuất
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 có tên gọi là Covovax do Ấn Độ sản xuất.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông báo quyết định trên ngày 17/12, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Mariangela Simao khẳng định các loại vaccine hiện có vẫn là một trong những công cụ hữu hiệu bảo vệ con người trước nguy cơ mắc biến chứng nặng hoặc tử vong do nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Bà nhấn mạnh việc WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covovax giúp mở rộng nguồn cung vaccine ngừa COVID-19, qua đó sẽ có thêm nhiều người dân được tiếp cận vaccine, đặc biệt là ở những nước có thu nhập thấp hơn.
Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất vaccine Covovax theo giấy phép của công ty dược Novavax có trụ sở tại Mỹ cấp và phân phối qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.
Covovax là vaccine ngừa COVID-19 thứ 8 được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp, sau vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Moderna, Sinopharm/BBIP, Sinovac và Bharat Biotech.
Tại sao Trung Quốc vẫn trì hoãn cấp phép cho vaccine COVID-19 của phương Tây
Khi biến thể Delta bùng phát ở Trung Quốc hồi mùa hè, một số chuyên gia y tế hy vọng Trung Quốc có thể sớm triển khai tiêm chủng bằng các loại vaccine công nghệ mRNA của phương Tây.
Vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Theo kênh CNN, hồi tháng 7, vaccine của Pfizer/BioNTech đã qua vòng rà soát của chuyên gia và đang trong giai đoạn rà soát của giới chức Trung Quốc. Fosun Pharma là đối tác ở Trung Quốc của BioNTech và đã được cấp phép sản xuất, phân phối vaccine của Pfizer/BioNTech tại Trung Quốc. Fosun Pharma thậm chí còn lên kế hoạch bắt đầu sản xuất thử nghiệm trong nước vào cuối tháng 8.
Tuy nhiên, 5 tháng trôi qua, giới chức Trung Quốc vẫn chưa nói khi nào cấp phép hoặc có cấp phép cho vaccine Pfizer/BioNTech hay không, kể cả khi biến thể Omicron đã xuất hiện ở Trung Quốc. Giới chức y tế ở thành phố cảng Thiên Tân đã phát hiện ca mắc Omicron đầu tiên.
Nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy liều vaccine Pfizer/BioNTech thứ ba có thể vô hiệu hóa Omicron.
Vaccine COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech phối hợp phát triển. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc chưa công bố nghiên cứu về hiệu quả của vaccine nội địa với Omicron, mặc dù các chuyên gia và truyền thông tự tin rằng vaccine Trung Quốc có thể ngăn chặn biến thể mới.
Trên 1,1 tỷ người Trung Quốc (gần 80% dân số) đã tiêm đầy đủ vaccine COVID-19, phần lớn bằng vaccine bất hoạt do Sinopharm và Sinovac sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả thấp hơn nhiều so với các vaccine công nghệ mRNA.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine của Sinovac chỉ hiệu quả 51% trong ngăn chặn ca bệnh có triệu chứng, còn vaccine của Sinopharm có hiệu quả 79%. Trong khi đó, hiệu quả của vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna là 95%.
Trong vài tháng qua, giới chức Trung Quốc đã áp dụng biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn các ổ dịch trong nước nhằm giữ vững mục tiêu tham vọng "zero COVID-19". Tuy nhiên, số ca mắc tiếp tục bùng lên. Tuần trước, trên 130 ca COVID-19 đã xuất hiện tại tỉnh Chiết Giang. Trung Quốc còn kêu gọi dân không về quê ăn Tết Nguyên đán để giảm đà lây lan của virus.
Để tăng cường miễn dịch đang giảm dần cho người dân, Trung Quốc bắt đầu tiêm mũi tăng cường nhưng lại dùng vaccine bất hoạt nội địa.
Vaccine COVID-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo CNN, không phải vì giới chức Trung Quốc không biết lợi thế của vaccine mRNA nên không cấp phép. Tháng trước, ông Zeng Guang, từng là nhà dịch tễ trưởng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận rằng dữ liệu cho thấy hiệu quả phòng bệnh sẽ cao hơn khi dùng vaccine mRNA hoặc vaccine tái tổ hợp protein làm mũi tăng cường cho người đã tiêm vaccine bất hoạt. Tuy nhiên, ông Zeng cho rằng dùng vaccine cùng loại công nghệ để tiêm mũi tăng cường sẽ an toàn hơn và được người dân chấp nhận nhiều hơn.
Vậy tại sao Chính phủ Trung Quốc chần chừ cấp phép cho vaccine mRNA của phương Tây?
Theo ông Yanzhong Huang, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đối ngoại, yếu tố chính trị dường như là điều khiến Trung Quốc cân nhắc trong quá trình xét duyệt vaccine phương Tây.
Trung Quốc là nước dẫn đầu trong cuộc đua vaccine toàn cầu trong phần lớn năm ngoái. Nước này đã đưa hàng tỷ liều vaccine ra nước ngoài cho các nước đang phát triển, củng cố quyền lực mềm của mình.
Ông Yanzhong Huang nhận định: "Khi Trung Quốc phát triển vaccine của mình, họ thể hiện tiến bộ công nghệ ở Trung Quốc. Nếu chuyển sang vaccine nước ngoài, không khác gì thừa nhận vaccine nội địa không tốt như vaccine ngoại về năng lực công nghệ". Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn bảo vệ lợi ích của ngành vaccine nội địa.
Mặc dù giới chức Trung Quốc trì hoãn cấp phép cho vaccine Pfizer/BioNTech, các công ty trong nước đã bật đèn xanh để tiến tới tự phát triển vaccine theo công nghệ mRNA.
Tháng trước, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã cho phép thử nghiệm vaccine mRNA do trong nước sản xuất để làm mũi tăng cường cho người trưởng thành đã tiêm đủ vaccine bất hoạt. Thử nghiệm lâm sàng đã diễn ra ở Mexico, Indonesia, dù chưa công bố kết quả.
Vaccine COVID-19 của hãng dược Trung Quốc Sinopharm. Ảnh: THX/TTXVN
Vaccine mRNA của Trung Quốc có tên ARCoVax, do công ty công nghệ sinh học Walvax Biotechnology, Suzhou Abogen Biosciences và Viện hàn lâm Khoa học Y khoa Quân sự phát triển. Cơ sở sản xuất ở tỉnh Vân Nam có thể cho ra lò 200 triệu liều hàng năm.
Một số công ty Trung Quốc như Sinopharm cũng đang phát triển vaccine mRNA. Bắc Kinh có thể sẽ muốn cấp phép cho vaccine mRNA nội địa rồi mới bật đèn xanh cho vaccine công nghệ này của nước ngoài.
Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy các chuyên gia Trung Quốc đang hy vọng hợp tác nhiều hơn với đối tác phương tây.
Cuối tuần qua, ông Zhong Nanshang, chuyên gia bệnh hô hấp hàng đầu Trung Quốc và là cố vấn của chính phủ, đã kêu gọi nước này tăng cường trao đổi, hợp tác trong phát triển vaccine COVID-19 với các nước khác. Ông nói: "Chúng ta cần học điều hay ở các nước khác, như vaccine mRNA. Họ đã bỏ nhiều năm nghiên cứu và đã phát triển được vaccine mRNA đầu tiên trên thế giới chỉ trong vài tháng... Chúng ta cần học công nghệ của họ trong lĩnh vực này".
Mỹ hối thúc người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19 Ngày 23/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden hối thúc những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 nên đi tiêm trong bối cảnh biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lây lan nhanh. Ông đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ cho vaccine ngừa COVID-19 do...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân

Vũ khí tương lai của Nga vượt mặt "sát thủ vô hình" Ukraine

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, Pakistan, Nepal khuyến cáo công dân

Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'
Có thể bạn quan tâm

Tay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy Viên
Sao châu á
13:10:33 11/05/2025
BTC Anh Tài bị fan 3 sao nam 'tế', động thái coppy 'trắng trợn', thái độ ra sao?
Netizen
13:09:18 11/05/2025
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ
Sao thể thao
13:05:11 11/05/2025
Bí ẩn chưa có lời giải về Đoàn Di Băng
Sao việt
13:02:36 11/05/2025
Váy xếp ly tạo nên vẻ ngoài thời thượng, dẫn đầu xu hướng
Thời trang
13:02:28 11/05/2025
Người đang khiến khán giả ức chế nhất phim 'Cha tôi người ở lại'
Hậu trường phim
12:54:55 11/05/2025
Top 3 chòm sao tài vận hanh thông, tiền về như nước ngày 12/5
Trắc nghiệm
12:15:28 11/05/2025
BTC nhóm nhạc Anh Tài làm xấu hình ảnh 1 nam ca sĩ, có nguy cơ bị đánh bản quyền vì lý do nghiêm trọng
Nhạc việt
11:13:55 11/05/2025
Những món đồ nội thất phòng ngủ một thời gây bão dần bị 'thất sủng'
Sáng tạo
11:11:10 11/05/2025
Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa
Tin nổi bật
11:07:22 11/05/2025