WHO cảnh báo “virus chết chóc hơn SARS-CoV-2″ có thể làm bùng đại dịch mới
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng thế giới có thể đối mặt với kịch bản một virus dễ lây lan và chết chóc hơn SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện và gây ra đại dịch mới.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty).
Phát biểu tại một cuộc họp của WHO hôm 24/5, ông Tedros cảnh báo: “Đây sẽ không phải là lần cuối cùng thế giới phải đối mặt với mối đe dọa của đại dịch. Có một sự chắc chắn về mặt tiến hóa rằng sẽ có một virus khác có khả năng lây truyền cao hơn và nguy hiểm hơn loại virus này (SARS-CoV-2)”.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu, ông Tedros cũng thông báo thông tin tích cực rằng số lượng ca Covid-19 mới và người tử vong vì dịch trên toàn cầu đã giảm trong 3 tuần liên tục. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO nhấn mạnh rằng, thế giới vẫn đang trong “tình trạng mong manh”.
Ông Tedros ca ngợi sự hy sinh của các bác sĩ, y tá trên toàn thế giới nhằm chống lại đại dịch. Theo thống kê của WHO, ít nhất 115.000 nhân viên y tế đã thiệt mạng vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát hồi năm ngoái.
Tổng giám đốc WHO cũng kêu gọi các chính phủ đóng góp vắc xin Covid-19 cho chương trình COVAX do WHO ủng hộ để tạo nên sự công bằng vắc xin cho thế giới.
Ông Tedros chỉ ra một thực trạng rằng 75% tổng số liều vắc xin đã được tiêm hiện tại chỉ tập trung ở 10 quốc gia. Ông cho rằng đây là “sự bất bình đẳng” và có nguy cơ kéo dài đại dịch.
Ông Tedros cũng cho hay các vắc xin Covid-19 hiện tại dường như không bị ảnh hưởng bởi các biến thể mới của SARS-CoV-2, nhưng cảnh báo các chủng đang “thay đổi không ngừng” và có thể “làm cho các công cụ của chúng ta trở nên không hiệu quả” trong tương lai.
Madagascar tham gia COVAX
Bộ Y tế Madagascar ngày 1/4 thông báo nước này thành công ký kết tham gia chương trình phân phối vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình sau nhiều tháng trì hoãn do chủ trương của Tổng thống Andry Rajoelina liên quan đến cách thức ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Trong đoạn ghi hình phát trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Madagascar Jean Louis Hanitrala Rakotovao đã vui mừng công bố thông tin trên, đồng thời cho biết nước này cần tiến hành thêm nhiều thủ tục hoàn tất quy trình để được tiếp nhận vaccine trong COVAX.
Madagascar đang phải ứng phó với làn sóng thứ 2 của dịch bệnh COVID-19, nhiều khả năng là do sự lây nhiễm từ biến thể của SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi.
Theo ông Rakotovao, số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đã tăng cao, đồng thời cảnh báo hệ thống các bệnh viện đang dần cạn kiệt bình khí oxy trợ thở cho nhóm bệnh nhân này. Trong khi đó, chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vẫn chưa được triển khai tại nước này do Chính phủ Madagascar vẫn kiên trì sử dụng thuốc nội địa chữa COVID-19 được bào chế từ thảo dược có khả năng chống bệnh sốt rét. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo chống chỉ định sử dụng loại thuốc này trong điều trị COVID-19 do chưa được khoa học kiểm nghiệm.
Madagascar, quốc đảo có 27 triệu dân, đến nay đã ghi nhận 24.600 ca nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm ít nhất 433 ca tử vong.
Cơ chế COVAX sẽ cung cấp hơn 35 triệu vaccine cho Mỹ Latinh và Caribe Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) sẽ bàn giao 35,3 triệu liều vaccine ngừa bệnh COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) cho 36 quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe từ giữa tháng 2 tới cuối tháng 6 tới. Trụ sở Công ty dược phẩm và chế phẩm sinh học đa quốc gia AstraZeneca ở Macclesfield, Cheshire (Anh) ngày 21/7/2020....