WHO cảnh báo virus chết chóc hơn cả SAR-CoV-2
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo một loại virus có khả năng lây nhiễm, gây chết người cao hơn virus SAR-CoV-2 sẽ làm bùng phát đại dịch tiếp theo.
“Các bạn đừng nhầm lẫn. Đây không phải là lần cuối cùng thế giới đối mặt với mối đe dọa dịch bệnh. Có một sự chắc chắn về mặt tiến hóa rằng một loại virus có khả năng lây nhiễm cao hơn, nguy hiểm hơn loại virus này sẽ xuất hiện”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp hôm 24/5.
Về tình hình dịch bệnh hiện tại, ông Ghebreyesus lưu ý số người mắc và chết vì COVID-19 trên toàn cầu đã giảm trong ba tuần liên tiếp. Nhưng ông nhấn mạnh thế giới vẫn đang trong “tình trạng mong manh”.
Video đang HOT
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)
Người đứng đầu WHO nhấn mạnh chưa có bất cứ quốc gia nào thoát khỏi nguy hiểm, bất kể tỷ lệ tiêm chủng là bao nhiêu.
Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi trước đây của mình về việc các chính phủ quyên góp vaccine COVID-19 cho sáng kiến COVAX của WO và Liên minh vaccine Gavi.
Dữ liệu của WHO cho thấy, hơn 75% tổng số vaccine trên toàn cầu hiện được tiêm ở 10 quốc gia. Ông Ghebreyesus gọi đây là “sự bất bình đẳng” làm kéo dài đại dịch.
Cũng theo Tổng giám đốc WHO, hiệu quả các vaccine hiện nay chống lại các biến chủng COVID-19 không bị suy giảm. Nhưng ông cũng cảnh báo các biến chủng đang thay đổi liên tục và bất kỳ biến thể nào trong tương lai đều có thể khiến “các công cụ của WHO trở nên không hiệu quả”.
Dịch COVID-19 phủ bóng đen lên kỳ họp thường niên của WHO
Kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 74 theo kế hoạch sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 24/5-1/6.
Ban lãnh đạo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại một cuộc họp báo sau hội nghị quốc tế về dịch COVID-19 tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 12/1/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tham gia kỳ họp thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ có nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bộ trưởng y tế và các đại diện cấp cao khác của 194 nước thành viên WHO. Trong kỳ họp lần này, các nhà lãnh đạo sẽ chủ yếu tập trung thảo luận về các nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19 và những lời kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống y tế toàn cầu nhằm giúp ngăn ngừa những thảm họa tương tự như COVID-19 xảy ra trong tương lai.
Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của WHA năm nay là thảo luận về đề xuất cải cách WHO. Điểm nhấn của kỳ họp là phiên thảo luận diễn ra ngày 25/5 về báo cáo của một số nhóm chuyên gia độc lập đánh giá những khía cạnh khác nhau về cách ứng phó với đại dịch toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng nhiều quốc gia và thể chế chưa có tâm thế sẵn sàng để ứng phó với cuộc khủng hoảng, theo đó cần cải tổ toàn bộ hệ thống cảnh báo toàn cầu. Họ cũng hối thúc cải cách WHO nhằm tăng tính độc lập, minh bạch và nguồn tài trợ.
Hiện một dự thảo nghị quyết nhằm củng cố tổ chức đa phương này cũng đang được đưa ra thảo luận. Văn bản chưa được công bố này dự kiến kêu gọi các nước đưa ra nội dung đánh giá về khả năng sẵn sàng của họ đối phó với đại dịch. Dự thảo có thể đề xuất trao cho các chuyên gia của WHO quyền đi đến các nước để điều tra những mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe mà không chờ thư mời của các nước thành viên liên quan. Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải sự phản đối của một số nước lo ngại về vấn đề xâm phạm chủ quyền đất nước.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần tăng cường sự tin tưởng vào tính độc lập của WHO khi niềm tin này bị lung lay sau khi các nước đổ lỗi cho nhau gây ra cuộc khủng hoảng và cáo buộc tổ chức thiên vị nước khác. Theo đó, các chuyên gia đề xuất một biện pháp giải quyết vấn đề này là hạn chế thời gian tại nhiệm của Tổng Giám đốc WHO chỉ một nhiệm kỳ duy nhất 7 năm thay vì 2 nhiệm kỳ 5 năm như hiện nay.
Trong khi đó, một số nước cũng đang thúc đẩy các nước thành viên WHO trong kỳ họp thường niên sắp tới khởi động các cuộc đàm phán hướng tới một hiệp ước quốc tế mới nhằm chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với đại dịch toàn cầu tiếp theo và tránh tình trạng tranh giành vaccine gây cản trở nỗ lực của toàn cầu chống COVID-19.
Tuần trước, Tổng Giám đốc WHO Ghebreyesus thừa nhận: "Năm qua là năm thử thách nhất trong lịch sử tổ chức của chúng ta", đồng thời nói rằng kỳ họp WHA năm nay được cho là sự kiện quan trọng nhất từ trước đến nay.
Tổng giám đốc WHO muốn 10% dân số toàn cầu tiêm chủng trước cuối tháng 9 Ngày 24/5, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi nỗ lực toàn cầu để bảo đảm sự công bằng trong việc tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm cho người dân tại Dubai, UAE ngày 28/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại kỳ họp thường niên của các nước thành viên WHO,...