WHO cảnh báo nguy cơ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân HIV/AIDS mắc COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định HIV/AIDS là một yếu tố rủi ro “đáng kể” khiến những người mắc COVID-19 phải nhập viện có diễn biến bệnh nặng hơn và thậm chí nguy cơ tử vong cao hơn.
Các tình nguyện viên chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 15/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO đưa ra đánh giá này trong một nghiên cứu công bố ngày 15/7 tại Hội nghị Khoa học HIV hằng năm của Hiệp hội AIDS quốc tế (IAS).
Những nghiên cứu trước đây chưa xác định được mối liên hệ rõ ràng giữa nhiễm HIV và nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong, vì nhiều bệnh nhân cũng có các bệnh lý nền khác như huyết áp cao hoặc béo phì. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 15.500 bệnh nhân HIV/AIDS phải nhập viện vì mắc COVID-19. Độ tuổi trung bình của nhóm người này là 45,5 và kết quả cho thấy hơn 30% trong số đó mắc COVID-19 nặng hoặc nguy kịch. Trong số người mắc HIV/AIDS phải nhập viện vì COVID-19, 23% đã tử vong.
Theo Chủ tịch IAS Adeeba Kamarulzaman, kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc ưu tiên những người đang sống chung với HIV/AIDS trong chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của các quốc gia. Bà Kamarulzaman nhấn mạnh cộng đồng toàn cầu cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm nguồn cung vaccine ngay lập tức cho những quốc gia có tỷ lệ mắc HIV/AIDS cao. Bà lưu ý rằng đến nay tại châu Phi chỉ có chưa đầy 3% dân số được tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó chưa đến 1,5% nhận đủ 2 liều, nhấn mạnh rằng đây là điều “không thể chấp nhận được”.
Video đang HOT
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) mới đây cho rằng đại dịch COVID-19 đang làm gián đoạn nghiêm trọng các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS. Tại một số khu vực ở miền Nam châu Phi, xét nghiệm HIV/AIDS đã giảm gần 50% trong đợt phong tỏa đầu tiên vì dịch bệnh COVID-19 vào tháng 4/2020 khi hơn 28.000 nhân viên y tế về HIV/AIDS chuyển sang hỗ trợ công tác dập dịch COVID-19.
Trên toàn cầu hiện nay có hơn 37 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS. Số người tử vong trên thế giới kể từ khi căn bệnh này bùng phát đến nay là 45 triệu người.
WHO cảnh báo nguy cơ chủng SARS-CoV-2 mới, nguy hiểm hơn bùng phát
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng các biến chủng SARS-CoV-2 mới và nguy hiểm hơn có thể sẽ bùng phát toàn cầu.
Hơn 189 triệu người đã mắc Covid-19 trên toàn cầu, trong khi số người chết là trên 4,08 triệu (Ảnh: Reuters).
Ủy ban Khẩn cấp của WHO ngày 15/7 nhận định rằng, đại dịch sẽ ngày càng khó ngăn chặn hơn do nguy cơ xuất hiện của những biến chủng mới và nguy hiểm, có khả năng lây lan toàn cầu.
Cảnh báo trên được xem là một tin xấu khi nhiều quốc gia đang gồng mình đối phó với làn sóng lây nhiễm mới do chủng Delta - biến thể lần đầu xuất hiện ở Ấn Độ và gây ra đợt bùng dịch kinh hoàng ở quốc gia Nam Á hồi tháng 4 và tháng 5.
"Đại dịch này vẫn chưa thể kết thúc", thông báo từ Ủy ban Khẩn cấp của WHO viết.
Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của WHO Didier Houssin thừa nhận rằng, các xu hướng hiện tại đang gây lo ngại. Ông Houssin cho biết, một năm rưỡi sau khi WHO lần đầu công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, "chúng ta vẫn đang chạy theo loại virus này và virus cũng đang chạy theo chúng ta".
Hiện có 4 loại biến chủng gây lo ngại đang chiếm ưu thế trên thế giới gồm Alpha, Beta, Gamma và đặc biệt là Delta.
Tuy nhiên, Ủy ban Khẩn cấp cảnh báo rằng những kịch bản tồi tệ hơn có thể nằm phía trước, nói rằng "khả năng cao các biến chủng mới và nguy hiểm hơn xuất hiện khiến việc kiểm soát chúng trở nên thách thức hơn".
WHO gọi các biến chủng là "đáng lo ngại" khi chúng dễ lây truyền, gây chết chóc nhiều hơn hoặc có khả năng kháng vắc xin.
WHO cho rằng đại dịch gây ra cả thách thức cho các nước có nguồn lực y tế phát triển và chưa phát triển, đồng thời nhấn mạnh "việc dùng khẩu trang, giữ khoảng cách, vệ sinh tay và cải thiện hệ thống thông gió cho các không gian trong nhà là chìa khóa để giảm lây nhiễm".
WHO cho rằng các nước trên thế giới cần tiêm chủng ít nhất 10% dân số vào tháng 9, cũng như tăng cường chia sẻ vắc xin giữa nước giàu và nước nghèo.
Sai sót trong báo cáo điều tra chung WHO - Trung Quốc Báo Mỹ phát hiện mâu thuẫn hồ sơ bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trong báo cáo điều tra chung và WHO nói đây là "sai sót ngoài ý muốn". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận ca Covid-19 đầu tiên là bệnh nhân S01, một người đàn ông 41 tuổi, với trình tự bộ gene virus là EPI_ISL_403930, MT019531 và GWHABKH00000001...