WHO cảnh báo nguy cơ thảm họa tại Gaza
Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/5 hối thúc tất cả các bên nỗ lực hướng tới thỏa thuận ngừng bắn và kiến tạo hòa bình lâu dài.
Lều trại dành cho người tị nạn Palestine sơ tán tránh xung đột ở thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 27/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài viết đăng trên mạng xã hội X được phóng viên TTXVN tại Geneva trích dẫn, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng Israel sẽ gây ra một thảm họa nhân đạo nếu tiếp tục chiến dịch quân sự ở thành phố Rafah của Gaza. Ông viết: “Một chiến dịch toàn diện vào Rafah sẽ là một thảm họa nhân đạo. Chúng tôi kêu gọi Israel không tiến hành chiến dịch này và tất cả các bên nỗ lực để đạt được lệnh ngừng bắn và hòa bình lâu dài”.
Tình hình ở Trung Đông ngày càng leo thang sau vụ tấn công và bắt giữ con tin của Hamas từ Gaza vào Israel ngày 7/10 năm ngoái, và chiến dịch quân sự đáp trả mà Tel Aviv tiến hành nhắm vào dải đất hẹp này trong 6 tháng qua.
Theo giới chức y tế tại Dải Gaza, cuộc xung đột giữa Hamas và Israel tính đến hết tháng 4 vừa qua đã khiến hơn 34.000 người Palestine thiệt mạng và hơn 77.000 người khác bị thương. Trong khi đó, phía Israel ghi nhận hơn 1.200 người thiệt mạng kể từ khi căng thẳng với Phong trào Hồi giáo Hamas leo thang trở lại.
Video đang HOT
Xung đột cũng đã tàn phá hạ tầng trên quy mô lớn, bao gồm hơn một nửa số nhà cửa, 65% hệ thống đường bộ và 60% lượng phương tiện giao thông tại dải Gaza, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng trong khu vực. Liên hợp quốc ước tính số gạch vụn, mảnh vỡ từ hạ tầng bị phá hủy tại mảnh đất hẹp ven biển này là 37 triệu tấn và sẽ cần 14 năm để dọn dẹp.
Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã nhiều lần cảnh báo về một thảm họa nhân đạo nếu quân đội Israel tấn công vào Rafah, nơi “trú ẩn cuối cùng” của khoảng 1,4 triệu người Palestine trong tổng số 2,3 triệu dân của Gaza.
Quan chức Israel cảnh báo về 'cơ hội cuối cùng' của thỏa thuận con tin
Theo truyền thông Israel, các quan chức nước này đã cảnh báo về "cơ hội cuối cùng" cho một thỏa thuận ngừng bắn trước khi Tel Aviv tiến hành chiến dịch ở Rafah.
Nỗi đau mất người thân trong cuộc oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 4/4. Ảnh: THX/TTXVN
Một phái đoàn cấp cao của Ai Cập đã được cử đến Israel tham dự cuộc thảo luận với giới chức nước chủ nhà về chiến dịch được lên kế hoạch ở Rafah và nỗ lực đạt được thỏa thuận con tin với Hamas. Cuộc thảo luận đã kết thúc vào ngày 26/4.
Một quan chức cấp cao của Israel nói với truyền thông địa phương rằng cuộc thảo luận rất tốt đẹp, tập trung, có tinh thần tốt và tiến triển về mọi mặt. Quan chức này đánh giá phía Ai Cập dường như sẵn sàng gây áp lực lên Hamas để hướng tới đạt được thỏa thuận con tin.
Quan chức cấp cao này cũng tiết lộ Israel đã cảnh báo sẽ không đồng ý để Hamas, đặc biệt là thủ lĩnh Yahya Sinwar, "câu giờ" về thỏa thuận con tin nhằm ngăn chặn hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Ông đồng thời lưu ý rằng lực lượng dự bị đã được huy động.
Theo Kênh 12, quan chức này cho biết: "Đây là cơ hội cuối cùng trước khi chúng tôi tiến vào Rafah". Báo The Times of Israel đưa tin Tel Aviv tin rằng thủ lĩnh Hamas tại Gaza Sinwar đang ẩn náu trong mạng lưới đường hầm của lực lượng này ở Rafah, với các con tin ở gần.
Bộ binh Israel tiến hành chiến dịch quân sự ở Dải Gaza. THX/TTXVN
Giới chức Ai Cập khẳng định rất mong muốn các nỗ lực hòa đàm đạt tiến triển do họ quan ngại về việc Israel tấn công Rafah. Rafah nằm ở khu vực biên giới với Ai Cập, từng là thành phố với 300.000 dân, nay trở thành nơi ẩn náu chính cho khoảng 1,4 triệu người Palestine phải di dời và cũng là điểm tiếp nhận hàng viện trợ cho Gaza. Cairo cho rằng việc Israel tiến hành chiến dịch tại Rafah sẽ buộc dân thường ở Dải Gaza sơ tán sang nước này.
Ngoài ra, số phận của người dân thường ở Rafah là điều khiến các tổ chức nhân đạo và đồng minh của Israel quan ngại nhất. Họ cảnh báo việc Israel triển khai chiến dịch tấn công vào khu vực đông đúc này sẽ gây ra thảm họa.
Khi xung đột kéo dài và thương vong gia tăng, quốc tế ngày càng gây áp lực lên Hamas và Israel để đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị đình trệ trong nhiều tháng bởi cả hai bên cáo buộc nhau phá hoại các thỏa thuận tiềm năng.
Hamas khẳng định sẽ không từ bỏ yêu cầu Israel rút quân hoàn toàn và ngừng bắn vĩnh viễn còn Israel lại bác bỏ cả 2 yêu cầu này. Tel Aviv nhấn mạnh sẽ tiếp tục hoạt động quân sự cho đến khi Hamas bị đánh bại và các con tin được thả, đồng thời sau đó họ sẽ duy trì sự hiện diện an ninh ở Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhiều lần khẳng định sẽ không kết thúc xung đột cho đến khi Hamas bị xóa sổ với tư cách là lực lượng quân sự và chính quyền quản lý.
Cùng ngày 26/4, khi được truyền thông phương Tây đặt câu hỏi về các cuộc đàm phán, quan chức cấp cao của Hamas, Basem Naim, đáp: "Không có gì mới từ phía chúng tôi".
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah Ngày 24/4, một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Israel cho biết quân đội nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah - thành phố ở Dải Gaza mà Israel coi là thành trì cuối cùng của phong trào Hồi giáo Hamas. Trẻ em Palestine bên đống đổ nát của căn nhà...