WHO cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan mạnh vào mùa hè
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 31/5 cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan mạnh tại châu Âu và nhiều nơi khác trong mùa hè này. WHO nhấn mạnh sẽ kiềm chế bùng phát dịch bệnh bằng cách ngăn chặn hết mức có thể sự lây nhiễm từ người sang người.
Một phần tế bào da của một con khỉ bị mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tuyên bố của WHO nêu rõ, châu Âu hiện là “tâm điểm của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ lớn nhất và lan rộng nhất được ghi nhận từ trước đến nay bên ngoài các khu vực mà đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu ở Tây và Trung Phi”.
Trước diễn biến số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ gia tăng ở châu Âu trong 2 tuần qua, Giám đốc của WHO tại khu vực này, ông Hans Kluge đưa ra các bước cần thiết để nhanh chóng điều tra và kiểm soát tình hình.
Video đang HOT
Văn phòng của WHO tại châu Âu lo ngại việc các nước thời gian gần đây gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với các sự kiện và đi lại quốc tế sau thời gian áp dụng để phòng chống dịch COVID-19 có thể là một tác nhân khiến bệnh đậu mùa khỉ lây lan.
Ông Kluge cảnh báo khả năng bệnh đậu mùa khỉ lây lan hơn nữa trong những tháng Hè – thời điểm diễn ra nhiều hoạt động đi lại, lễ hội hay tiệc tùng và mọi người tụ tập nhiều hơn. Ông kêu gọi các nước “tăng cường phối hợp và có các cơ chế chia sẻ thông tin, gia tăng giám sát và liên lạc cộng đồng để ngăn chặn thông tin sai lệch phát tán trên mạng hay các nguồn khác, dẫn đến các kết quả tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng”.
Ông Kluge cho biết: “Mục tiêu của WHO là kiềm chế đợt bùng phát hiện nay bằng cách ngăn chặn lây bệnh từ người sang người ở mức tối đa có thể”. Ông kêu gọi các nỗ lực nâng cao nhận thức về bệnh đậu mùa khỉ và chia sẻ thông tin về cách thức giảm nguy cơ phơi nhiễm.
Tuy nhiên, ông cũng nêu rõ các biện pháp được áp dụng để phòng chống dịch COVID-19 là không cần thiết đối với bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu, bởi cách lây lan virus không như nhau.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA), nước này đã ghi nhận 190 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ kể từ khi ca mắc đầu tiên được xác nhận ngày 7/5. UKHSA khẳng định nguy cơ đối với người dân Anh vẫn ở mức thấp, nhưng cơ quan này khyến nghị người dân cảnh giác và báo với cơ quan y tế khi phát hiện bất kỳ vết phát ban hoặc tổn thương mới nào trên cơ thể.
WHO thành lập ủy ban mới giúp tăng cường ứng phó tình trạng y tế khẩn cấp
Ban lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30/5 đã quyết định thành lập một ủy ban mới để giúp tăng cường khả năng ứng phó đối với các trường hợp khẩn cấp về y tế tương tự như đại dịch COVID-19.
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quyết định được thông qua tại cuộc họp thường niên của ban lãnh đạo WHO gồm 34 thành viên, tổ chức này sẽ thành lập Ban Thường trực về ứng phó, sẵn sàng và ngăn ngừa tình trạng khẩn cấp về y tế nhằm giúp khắc phục những thiếu sót của cơ quan y tế thuộc Liên hợp quốc (LHQ) này.
Các cuộc họp chính thức của WHO đôi khi cách nhau tới vài tháng. Tuy nhiên, quyết định trên sẽ cho phép ủy ban mới nhóm họp ngay sau khi Tổng giám đốc WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu (PHEIC) - một quyết định kích hoạt việc kêu gọi thêm tài trợ, các biện pháp y tế công cộng và một loạt các khuyến nghị nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
WHO đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trong việc xử lý đại dịch COVID-19 như phản ứng chậm đối với các ca lây nhiễm ban đầu dẫn đến hạn chế trong việc phát hiện dịch bệnh và khiến cho virus lây lan. Một số chuyên gia về dịch bệnh cho rằng WHO và các chính phủ phải tránh lặp lại những sai lầm như vậy trong các đợt bùng phát dịch bệnh khác, ví dụ như bệnh đậu mùa khỉ hiện nay.
Chuyên gia của Áo, Clemens Martin Auer, người đề xuất thành lập ủy ban trên, cho rằng đây có thể là một trong những điểm yếu nhất trong đại dịch COVID-19 vừa qua mà các quốc gia thành viên hoặc cơ quan quản lý không có cơ hội tham vấn ngay sau khi WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch.
Theo chuyên gia này, ủy ban mới của WHO cũng sẽ tiến hành giám sát chương trình y tế khẩn cấp trong điều kiện bình thường để bảo đảm có phản ứng phù hợp. Ông Martin Auer nhận định ban thường trực sẽ là một phần không thể thiếu trong cấu trúc toàn cầu mới về tình trạng khẩn cấp y tế. Trong số những nhà tài trợ cho sáng kiến này có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Nhật Bản.
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không gây nguy cơ nghiêm trọng đối với y tế toàn cầu Bệnh đậu mùa khỉ gây ra "nguy cơ vừa phải" đối với y tế cộng đồng ở mức độ toàn cầu. Tuyên bố này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra ngày 29/5 trong bối cảnh xuất hiện nhiều ca mắc tại các quốc gia thường không ghi nhận bệnh này. Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị...