WHO cảnh báo khủng hoảng Covid-19 kéo dài tới năm 2022
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 do các nước nghèo không nhận được số vaccine cần thiết.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).
“Tôi có thể nói với bạn rằng chúng ta đang không đi đúng hướng. Chúng ta thực sự cần phải đẩy nhanh tiến độ phân phối vaccine, nếu không đại dịch này sẽ kéo dài thêm một năm nữa”, tiến sĩ Bruce Aylward, lãnh đạo cấp cao của WHO, cho biết hôm 20/10.
Theo ông Aylward, điều đó đồng nghĩa với việc cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể “dễ dàng kéo sang năm 2022″.
Ông Aylward kêu gọi các nước giàu nhường cơ hội mua vaccine Covid-19 để các công ty dược phẩm có thể ưu tiên phân phối vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Quan chức WHO nói rằng, các nước giàu cần phải thống kê xem họ đã thực hiện đến đâu các cam kết đóng góp vaccine từng được đưa ra tại các hội nghị thượng đỉnh như cuộc họp G7 ở Anh vào mùa hè vừa qua.
Video đang HOT
Theo BBC , Anh đã cung cấp hơn 10 triệu liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia có nhu cầu, trong khi con số cam kết của Anh là 100 triệu liều.
Hiện chưa đầy 5% dân số châu Phi được tiêm vaccine, trong khi tỷ lệ này ở các châu lục khác là từ 40% trở lên.
Peoples Vaccine, một liên minh các tổ chức từ thiện, đã công bố số liệu mới cho thấy, chỉ 1/7 lượng vaccine mà các công ty dược phẩm và các nước giàu hứa hẹn được chuyển đến các nước nghèo hơn.
Phần lớn vaccine Covid-19 đã được tiêm ở các nước có thu nhập cao hoặc trên trung bình. Trong khi đó, châu Phi chỉ chiếm 2,6% số liều vaccine được tiêm chủng trên toàn cầu.
COVAX, sáng kiến được triển khai nhằm giúp phân phối công bằng vaccine Covid-19 toàn cầu, đã đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine trước cuối năm nay. Tuy nhiên cho đến nay, COVAX mới chỉ phân phối 371 triệu liều.
Theo Giám đốc phụ trách vaccine của WHO Kate OBrien, hiện tại 3,5 tỷ liều vaccine đã được triển khai trên thế giới. Mỗi tháng, thế giới có thêm khoảng 1,5 tỷ liều được sản xuất, đủ số liều để có thể đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số các nước cho tới cuối năm. Tuy nhiên, tình hình phân phối vaccine trên toàn cầu tới nay vẫn chưa đồng đều.
Trong khi đó, Nhóm cố vấn về chiến lược tiêm chủng của WHO (SAGE) ngày 11/10 khuyến cáo, những người bị suy giảm miễn dịch nên được tiêm thêm một mũi vaccine tăng cường, do họ có nguy cơ cao bị mắc Covid-19 “đột phá”. Ca bệnh “đột phá” chỉ những người đã tiêm đủ liều vaccine tiêu chuẩn trước đó, nhưng vẫn bị mắc Covid-19.
Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng thế giới có thể bắt đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào mùa xuân tới, trong khi Giám đốc điều hành của hãng dược Moderna, Stéphane Bancel, nhận định đại dịch có thể kết thúc sau một năm nữa.
Albert Bourla, giám đốc điều hành của hãng dược Pfizer, cũng đưa ra dự đoán tương tự khi cho rằng “trong vòng một năm nữa, chúng ta có thể sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường”.
Trong khi đó, giám đốc điều hành của Pfizer hồi tháng 6 (thời điểm trước khi biến chủng Delta bùng phát) từng nói với CNBC rằng, ông dự đoán các nước phát triển có thể trở lại cuộc sống bình thường vào cuối năm 2021, còn phần còn lại của thế giới sẽ vào năm 2022.
WHO lên kế hoạch mua thuốc trị Covid-19 giá rẻ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 19/10 cho biết sẽ mua thuốc kháng virus điều trị Covid-19 với giá 10 USD một liệu trình để đảm bảo nguồn cung công bằng cho các nước thu nhập thấp và trung bình.
Đây là một phần của chương trình Tiếp cận Nguồn lực Chống Covid-19 (ACT-A). Tài liệu mới công bố vạch ra kế hoạch đến tháng 9 năm tới. WHO dự định cung cấp khoảng một tỷ bộ kit xét nghiệm Covid-19 cho các nước nghèo hơn, mua sắm thuốc điều trị cho 120 triệu bệnh nhân trong số 200 triệu ca nhiễm mới (ước tính ghi nhận trong 12 tháng tới).
Không nhắc đến molnupiravir, song tài liệu của ACT-A dự kiến sẽ trả 10 USD mỗi liệu trình "thuốc kháng virus đường uống mới cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình". Có nhiều loại thuốc được phát triển, song molnupiravir là sản phẩm duy nhất đến nay hiệu quả khả quan trong thử nghiệm giai đoạn cuối. ACT-A đang đàm phán với Merck và các nhà sản xuất thuốc generic để đạt được hợp đồng mua bán.
10 USD là mức giá rất thấp so với 700 USD mỗi liệu trình molnupiravir mà Mỹ phải trả. Merck trước đó cam kết phân phối thuốc kịp thời trên toàn cầu, có kế hoạch định giá phân cấp tùy theo khả năng chi trả của từng quốc gia. Hãng đã ký thỏa thuận nhượng quyền với 8 nhà sản xuất Ấn Độ.
Nghiên cứu do Đại học Harvard thực hiện ước tính molnupiravir có giá khoảng 20 USD nếu được sản xuất thông thường, giảm xuống còn 7,7 USD trong điều kiện tối ưu hóa.
ACT-A đặt mục tiêu đạt thỏa thuận vào cuối tháng 10 để đảm bảo cung cấp một loại thuốc đường uống, có thể sử dụng kể từ quý một năm sau. ACT-A sẽ gửi dự thảo mới đến các nhà lãnh đạo toàn cầu trước Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rome vào cuối tháng này.
Chương trình cũng kêu gọi khoản tài trợ 22,8 tỷ USD từ các nước lớn, vốn cần thiết để mua và phân phối vaccine, thuốc cũng như kit xét nghiệm nCoV cho các nước nghèo hơn, thu hẹp khoảng cách lớn về nguồn cung. Đến nay, các nước đã tài trợ 18,5 tỷ USD cho chương trình.
Thuốc viên molnupiravir điều trị Covid-19 của hãng dược Merck. Ảnh: Merck
Số tiền quyên góp ban đầu được sử dụng để "mua 28 triệu liệu trình điều trị cho bệnh nhân nhẹ và trung bình, có nguy cơ cao, trong 12 tháng tới tùy thuộc vào nguồn cung sản phẩm. Hướng dẫn lâm sàng thay đổi thích hợp với nhu cầu". ACT-A dự kiến mua số lượng thuốc lớn hơn trong giai đoạn sau. Chương trình cũng sẽ mua thêm 4,3 triệu liệu trình thuốc Covid-19 dành cho các bệnh nhân nguy kịch, với giá 28 USD một liệu trình.
WHO từng cho biết muốn phân phối thuốc và xét nghiệm với giá tương đối rẻ, sau khi nguồn cung vaccine chảy vào các quốc gia giàu có, khiến nhiều nước thu nhập thấp đến nay chỉ tiêm được một liều. Trước đó, AstraZeneca tiên phong bán vaccine Covid-19 với giá thấp, khoảng 4 USD một liều. Pfizer cung cấp vaccine với giá khoảng 7 USD cho cơ chế Covax, thấp hơn giá trước đó là 20 USD mỗi liều đối với các nước phát triển.
WHO ước tính số ca mắc COVID-19 tại châu Phi cao hơn nhiều so với con số hiện tại Một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy khoảng 7 ca mắc COVID-19 tại châu Phi thì chỉ có 1 ca được phát hiện. Điều này cho thấy số ca mắc trên thực tế cao hơn nhiều và nguyên nhân là bởi năng lực xét nghiệm tại lục địa này còn hạn chế. Nhân viên y...