WHO cảnh báo giai đoạn tồi tệ nhất của Covid-19 vẫn ở trước mắt
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát đi cảnh báo giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 trên toà n thế giới vẫn đang ở trước mắt.
Lời cảnh báo được Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong buổi họp báo về đại dịch Covid-19h ngày 29/6 tại Geneva, Thuỵ Sỹ.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP
Theo người đứng đầu WHO, với việc nhiều quốc gia trên thế giới gỡ bỏ phong toả, cùng tâm lý buông lỏng của người dân, đại dịch Covid-19 đang có môi trường và điều kiện thuận lợi để bùng phát mạnh hơn và tồi tệ hơn cả giai đoạn đầu đại dịch.
Video đang HOT
“Một vài quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng trở lại khi tiến hành mở lại nền kinh tế và đời sống xã hội. Đa số người dân vẫn đang có nguy cơ nhiễm bệnh và virus còn rất nhiều không gian để lây lan. Tất cả chúng ta đều muốn rằng mọi thứ đã kết thúc nhưng thực tế khắc nghiệt là còn lâu nữa đại dịch mới qua. Dù tình hình tại nhiều quốc gia có tiến bộ nhưng trên toàn cầu thì đại dịch vẫn đang tăng tốc”, ông Ghebreyesus nói.
Theo các con số thống kê được WHO đưa ra trong vài ngày qua, mức độ lan rộng của đại dịch Covid-19 trên thế giới thể hiện rõ nhất ở việc hiện chỉ mất khoảng 1 tuần là đã có 1 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khi ở giai doạn đầu của đại dịch, sau hơn 3 tháng mới có 1 triệu người nhiễm.
WHO cũng nhắc lại một cột mốc đáng chú ý khác là ngày 30/6 là vừa tròn 6 tháng WHO nhận được báo cáo đầu tiên từ Trung Quốc về căn bệnh viêm phổi lạ ở Vũ Hán. Sau 6 tháng đại dịch chính thức xuất hiện, toàn thế giới đã có trên 10 triệu ca nhiễm và trên 500 ngàn người tử vong vì Covid-19.
Tâm dịch hiện nằm ở châu Mỹ, với hai ổ dịch lớn nhất là Mỹ và Brazil, cũng là hai nước có dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng cộng, châu Mỹ chiếm khoảng một nửa tổng số ca nhiễm và ca tử vong của toàn thế giới. Tại các khu vực khác trên thế giới, dù dịch Covid-19 đã phần nào được khống chế nhưng nguy cơ tái bùng phát vẫn rất cao, như tại Trung Quốc, Hàn Quốc hay Đức./.
Thụy Điển tức giận với WHO
Nhà dịch tễ học Thụy Điển chỉ trích việc WHO đưa họ vào danh sách đối mặt nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại là "sai lầm".
WHO đã "diễn giải sai hoàn toàn" dữ liệu của Thụy Điển, nhà dịch tễ học trưởng Thụy Điển Anders Tegnell nói tại Stockholm 26/6.
"Chúng tôi ghi nhận ca nhiễm gia tăng vì chúng tôi bắt đầu xét nghiệm nhiều hơn trong tuần qua", ông nói và cho biết thêm "tất cả chỉ số khác" cho thấy số ca nghiêm trọng đang giảm.
"Số ca phải chăm sóc tích cực ở mức rất thấp và thậm chí ca tử vong đang bắt đầu giảm", Tegnell nói. "Tình hình dịch đã giảm nhiệt đến mức những tuần gần đây không ghi nhận nhiều người chết hơn cùng kỳ năm ngoái".
Một phụ nữ ở Stockholm ngày 26/6. Ảnh: AFP.
Chi nhánh châu Âu của WHO hôm 25/6 cho biết Thụy Điển nằm trong số 11 quốc gia chứng kiến "lây nhiễm leo thang" và "nếu không được kiểm soát, dịch sẽ đẩy hệ thống y tế đến bờ vực một lần nữa". 10 quốc gia còn lại hầu hết là các nước nghèo hơn ở Đông Âu và Trung Á, cũng được tính vào khu vực châu Âu của WHO.
Thụy Điển gây chú ý vì cách tiếp cận "miễn dịch cộng đồng" gây tranh cãi với Covid-19. Mặc dù chính quyền kêu gọi người dân giãn cách xã hội và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác, họ không áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt như nhiều nước láng giềng châu Âu. Thụy Điển cho phép hầu hết quán bar, nhà hàng, trường học và cửa hàng bán lẻ mở cửa.
Thụy Điển ghi nhận hơn 65.000 ca nhiễm và 5.280 người chết, là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao thứ 5 thế giới và cao hơn nhiều so với các nước láng giềng Bắc Âu. Theo Cơ quan Y tế Công cộng của Thụy Điển, khoảng 10 bệnh nhân Covid-19 được đưa vào khu chăm sóc đặc biệt mỗi ngày, so với 45-50 mỗi ngày vào tháng 4.
Lý do Thụy Điển kiên trì với 'miễn dịch cộng đồng' 244 Sai lầm khiến viện dưỡng lão Thụy Điển trả giá Tranh cãi về kết quả 'miễn dịch cộng đồng' Thụy Điển 134 Thụy Điển 'một mình một kiểu' chống Covid-19 346
WHO cảnh báo có thể 1 năm nữa thế giới mới có vaccine ngừa Covid-19 WHO dự báo phải mất một năm mới tạo ra được một loại vaccine hiệu quả ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua (26/6) cảnh báo, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến xấu trên toàn cầu và có thể sẽ phải mất một năm, thế giới mới có thể tạo ra được một loại vaccine...