WHO cảnh báo đại dịch H7N9
Tiếp sau cảnh báo về mối nguy hiểm chết người virus H7N9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại cảnh báo virus này có nguy cơ bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
WHO lo ngại virus H7N9 có thể biến đổi gene, lây từ người sang người
Trong tuyên bố đưa ra tại cuộc họp báo ở London (Anh) ngày 1-5, WHO cảnh báo virus cúm H7N9 có thể gây tử vong cao và là nguyên nhân dẫn đến một đại dịch toàn cầu. Theo tổ chức này, biến thể mới của virus cúm gia cầm H7N9 bùng phát thời gian qua tại Trung Quốc hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người.
Dù con người lúc này mới có khả năng bị nhiễm virus H7N9 từ gia cầm và hiện chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy virus nguy hiểm lây từ người sang người, song giới chuyên môn cho rằng khả năng này đang gia tăng bởi virus H7N9 có hai kiểu đột biến gene. “Nếu khả năng này xảy ra, đây sẽ là điều kiện gây đại dịch cúm H7N9 ở người”, WHO lo ngại.
Video đang HOT
Đây là lần thứ hai WHO đưa ra cảnh báo sau khi virus H7N9 xuất hiện và bùng phát tại Trung Quốc. Cảnh báo của WHO được đưa ra ngày 24-4 sau khi một phái đoàn chung giữa WHO và Trung Quốc tiến hành khảo sát 5 ngày tại Thượng Hải và Bắc Kinh về tình hình lây nhiễm H7N9. Từ chuyến khảo sát, các chuyên gia kết luận virus H7N9 dễ lây từ gia cầm sang người hơn so với virus cúm H5N1 từng cướp đi mạng sống của gần 400 người trên thế giới kể từ năm 2003.
Càng đáng lo hơn khi cảnh báo mới nhất của WHO về cúm H7N9 diễn ra giữa lúc dịch cúm này tiếp tục lây lan nhanh. Theo thống kê mới của Trung Quốc, từ 16 giờ ngày 24-4 đến 16 giờ ngày 1-5, tại nước này đã có thêm 19 người nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm cúm A/H7N9 ở Trung Quốc lên 127 người, trong đó có 24 người tử vong và 26 người khỏi bệnh.
Dịch cúm H7N9 không chỉ xuất hiện tại khu vực miền Đông Trung Quốc mà còn có xu hướng lây lan xuống phía Nam. Thông báo chính thức của Đài Loan ngày 1-5 cho biết, vùng lãnh thổ này đã phát hiện ca nhiễm cúm A/H7N9 đầu tiên, là người đàn ông 53 tuổi và hiện đang được điều trị đặc biệt tại bệnh viện Đại học Đài Loan.
Chính vì thế trong cuộc họp báo do WHO tổ chức ở London ngày 1-5, một nhà khoa học của Viện nghiên cứu y học quốc gia Anh cho rằng virus cúm H7N9 lây lan tự do trong môi trường sống trong thời gian càng dài thì nguy cơ lây từ người sang người sẽ ngày càng cao. Cùng quan điểm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh về đường hô hấp thuộc trường cao đẳng Hoàng gia London Peter Openshaw đánh giá nếu cúm H7N9 lây lan rộng rãi hơn thì sự bùng phát dịch bệnh này sẽ trở nên hết sức nguy hiểm.
Các chuyên gia cũng ghi nhận rằng các bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 ở mọi lứa tuổi khác nhau, điều đó cho thấy không lứa tuổi nào có thể miễn dịch với chủng cúm này. Vì thế, nếu virus H7N9 đột biến gene để có thể lây lan từ người sang người thì rất có thể sẽ dẫn tới bùng phát thành một đại dịch toàn cầu với hiểm hoạ khôn lường cho không chỉ tính mạng, sức khoẻ con người mà còn cả đối với kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch.
Theo ANTD
H7N9 là virus cúm nguy hiểm nhất từ trước tới nay
Các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 khẳng định, virus cúm gia cầm H7N9 là "một trong những virus nguy hiểm nhất" từng được biết đến và dường như dễ lây lan cho con người hơn cả đại dịch SARS.
Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn virus cúm gia cầm H7N9 lan rộng
"Đây chắc chắn là một trong những loại virus cúm gây chết người nguy hiểm nhất mà chúng ta từng biết đến", ông Keiji Fukuda, Trợ lý Tổng giám đốc WHO về vấn đề môi trường và an toàn y tế phát biểu tại buổi họp báo ở Bắc Kinh sau khi dẫn đầu nhóm chuyên gia quốc tế tới Trung Quốc nghiên cứu virus cúm H7N9. Theo ông Fukuda, đây là chủng virus cực kỳ nguy hiểm đối với con người. Nó dường như còn dễ lây truyền sang người hơn cả SARS, một chủng virus bùng phát cách đây một thập kỷ làm khoảng 800 người tử vong trên toàn cầu.
Nhóm chuyên gia của WHO cho rằng, nhiều khả năng nguồn lây nhiễm đến từ các chợ buôn bán gia cầm sống tại Trung Quốc. Bà Nancy Cox - Giám đốc Phân ban nghiên cứu cúm, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết, cho đến nay, không có mẫu xét nghiệm nào từ các loài chim di cư và môi trường sống của chúng cho kết quả dương tính với H7N9. Ngược lại, các mẫu xét nghiệm lấy từ gà, vịt và chim bồ câu từ thị trường gia cầm lại cho kết quả dương tính với H7N9. Là một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất thế giới về bệnh cúm gia cầm, bà Cox quan ngại biến thể trước đây của virus H7N9 đã thay đổi để có thể thích nghi dễ dàng hơn với việc bám vào mô tế bào người. Nếu virus chết người này biến đổi để có thể lây truyền từ người sang người thì có thể gây ra một đại dịch khủng khiếp.
Các chuyên gia WHO thừa nhận, đây mới chỉ là kết luận điều tra ban đầu, vẫn còn rất nhiều bí ẩn về loại virus này. Cho đến nay, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện tại phía đông Trung Quốc, nhưng trong vài ngày gần đây, đã xuất hiện lác đác một số trường hợp nhiễm bệnh tại miền trung và bắc nước này, trong đó có Thủ đô Bắc Kinh.
Trường hợp nhiễm virus H7N9 đầu tiên ngoài Trung Quốc đại lục
Ngày 24-4, chính quyền Đài Loan thông báo đã ghi nhận trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 đầu tiên. Đây cũng là trường hợp nhiễm virus H7N9 đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trung Quốc đại lục. Bệnh nhân là một nam giới 53 tuổi, từng làm việc ở thành phố Tô Châu, và phát hiện các triệu chứng nhiễm bệnh 3 ngày sau khi đi qua Thượng Hải để trở về Đài Loan. Hiện bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch. Trong khi đó, tại Trung Quốc đại lục, thêm một tỉnh nữa phát hiện có H7N9, đó là tỉnh Sơn Đông, với một trường hợp được ghi nhận ngày 23-4. Tính đến nay, tại Trung Quốc đã có 108 trường hợp nhiễm H7N9, trong đó 22 trường hợp đã tử vong do chủng virus nguy hiểm này.
Theo ANTD
Cúm A/H7N9 trực chờ bùng phát Thông tin mới nhất từ "ổ dịch" cúm gia cầm A/H7N9 cho thấy lại có thêm một tỉnh nữa ở Trung Quốc phát hiện các trường hợp nhiễm thứ virus nguy hiểm này. Đó là tỉnh Hà Nam ở miền Trung Trung Quốc với 2 trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 phát hiện ngày 14-4, trong đó một bệnh nhân làm đầu bếp...