WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 đang ‘tăng tốc’
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo đại dịch Covid-19 đang gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.
“Mất 67 ngày kể từ thời điểm phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên để chạm mốc 100.000 ca nhiễm, 11 ngày để đến mốc 100.000 thứ hai và chỉ 4 ngày đã chạm mốc 100.000 ca nhiễm bệnh thứ ba”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.
Người đứng đầu WHO thừa nhận đại dịch Covid-19 đang “tăng tốc” trong bối cảnh số ca nhiễm trên toàn thế giới đã hơn 350.000 người tính đến hết ngày 23/3.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO cho rằng con người vẫn chưa hoàn toàn bất lực trước dịch bệnh và kêu gọi các quốc gia hành động trong khi vẫn có thể để “thay đổi quỹ đạo” của đại dịch.
“Chúng ta vẫn có thể vượt qua xu hướng tiêu cực này. Chúng ta chưa hoàn toàn bất lực trước dịch bệnh và có thể thay đổi quỹ đạo của đại dịch này”, người đứng đầu WHO cho hay.
Người đứng đầu WHO cho rằng, cách ly xã hội và ở trong nhà chỉ là những biện pháp mang tính phòng thủ và điều này không mang lại nhiều hiệu quả trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19.
Video: Nhiều công dân Việt Nam bị kẹt ở sân bay quốc tế
“Để chiến thắng, chúng ta cần phải nhắm mục tiêu, kiểm tra mọi trường hợp nghi nhiễm, cách ly và chăm sóc đối với những người nhiễm bệnh. Đồng thời, truy tìm và cách ly những người có tiếp xúc gần”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói và cảnh báo các ca nhiễm bệnh tăng trong số nhân viên y tế trên toàn thế giới là xu hướng đáng báo động.
KÔNG ANH
WHO: Phong tỏa thôi chưa đủ
Trong khi ngày càng nhiều nước phong tỏa, hạn chế đi lại để chống đại dịch COVID-19, ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo việc chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa là không đủ.
Chuyên gia Michael Ryan và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: REUTERS
Theo ông Ryan, nếu không có các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ để dập dịch, dịch có nguy cơ bùng phát trở lại khi gỡ bỏ phong tỏa.
"Điều chúng ta cần tập trung là tìm người bị bệnh, người mang virus và cách ly họ, tìm và cách ly những người tiếp xúc với họ. Nếu bây giờ chúng ta không áp dụng các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ, khi những biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa được gỡ bỏ, bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại " - chuyên gia của WHO nói trên Đài BBC ngày 22-3.
Mỹ và nhiều nước châu Âu, Á đang áp dụng biện pháp phong tỏa tương tự như Trung Quốc từng làm để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Người dân được yêu cầu làm việc ở nhà trong khi trường học, nhà hàng, quán rượu... phải đóng cửa.
Tuy nhiên, ông Ryan cho biết các nước Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc áp dụng việc phong tỏa cùng với các biện pháp mạnh như xét nghiệm mọi ca nghi nhiễm. Đây là hình mẫu cho các nước châu Âu, hiện đang là điểm nóng của dịch COVID-19.
"Một khi trấn áp được việc lây lan, chúng ta phải truy theo virus và chống lại nó" - ông nói.
Chuyên gia WHO cũng cho biết nhiều loại văcxin chống COVID-19 đang được phát triển nhưng chỉ mới có một loại bắt đầu thử nghiệm ở Mỹ. Nhưng để đảm bảo an toàn, có thể mất đến một năm nữa để đưa vào sử dụng.
TRẦN PHƯƠNG
Không có ca mắc Covid-19 trong 3 ngày liên tiếp, Vũ Hán đem hy vọng cho thế giới Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc không có bất cứ ca nhiễm mới trong 3 ngày gần đây, mang lại hy vọng cho thế giới về cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 21/3 báo cáo có 41 ca nhiễm mới, tất cả đều là các ca nhiễm "nhập khẩu". Đặc biệt, đây là ngày thứ...