WHO cảnh báo cứ 6 người trưởng thành có 1 người bị vô sinh
Ước tính trên thế giới cứ 6 người trưởng thành có 1 người vô sinh ở một thời điểm nào đó trong đời.
(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra con số này trong báo cáo được công bố vào ngày 3/4.
Theo WHO, khoảng 17,5% số người trưởng thành trên thế giới không thể có con vào một thời điểm nào đó và có rất ít sự khác biệt giữa các khu vực và giữa nước giàu với nước nghèo. Cụ thể, tỷ lệ này là 17,8% ở những quốc gia thu nhập cao và 16,5% ở các nước thu nhập thấp.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên trong một thập niên (1990 – 2021) WHO thực hiện báo cáo về vấn đề vô sinh ở người trưởng thành.
Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, báo cáo cho thấy thực trạng đáng báo động rằng vô sinh có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Báo cáo của WHO không đề cập đến nguyên nhân gây vô sinh, nhưng xác định đây là một thách thức đối với y tế toàn cầu.
Ông Tedros nêu rõ, bệnh vô sinh ảnh hưởng tới hàng triệu người. Tuy nhiên, cho đến nay, căn bệnh vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, thiếu nguồn tài trợ cho các giải pháp, trong khi nhiều người không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc do hạn chế trong điều trị, chi phí cao và kỳ thị của xã hội.
Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản và đảm bảo vấn đề này không nằm ngoài các chính sách và nghiên cứu y tế. WHO kêu gọi các nước đưa điều trị vô sinh vào các chính sách, dịch vụ về sức khỏe sinh sản và nguồn tài trợ y tế.
Trong khi đó, bà Pascale Allotey, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu sức khỏe sinh sản và giới của WHO, cho rằng chi phí chăm sóc sức khỏe sinh sản là một thách thức lớn, đồng thời cảnh báo đây là vấn đề bất bình đẳng nghiêm trọng và là bẫy nghèo y tế rất phổ biến. Theo bà Allotey, việc sinh con gắn liền với sức ép xã hội đáng kể. Những người vô sinh có thể bị kỳ thị, dẫn tới hay bị lo lắng và trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tâm lý của họ.
Italy khai trương bảo tàng mang tên vị bác sĩ hy sinh sau khi phát hiện ra SARS ở Việt Nam
Ngày 1/4, Viện bảo tàng Bảo tàng Carlo Urbani, bảo tàng mang tên vị bác sĩ hy sinh sau khi phát hiện ra SARS ở Việt Nam năm 2003, đã được chính thức khai trương tại thành phố Castelplanio, tỉnh Ancona, vùng Marche, quê hương ông.
Tổng giám đốc WHO và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Italy tại lễ khai trương. Ảnh: Thanh Hải-Trường Dụy/Pv TTXVN tại Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, tham dự lễ khai trương có Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, Thứ trưởng Y tế Italy Marcello Gemmato, Chủ tịch vùng Marche, Francesco Acquaroli, Chủ tịch Hội đồng lập pháp vùng Marche, Dino Latini, Chủ tịch tỉnh Ancona, Daniele Carnevali ,Thị trưởng thành phố Castelplanio, Fabio Badiali, Chủ tịch Hiệp hội Carlo Urbani Italy, Tommaso Urbani và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, cùng nhiều quan chức, chuyên gia y tế và bạn bè Italy và quốc tế.
Phát biểu tại lễ khai trương bảo tàng, Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus đã gọi bác sĩ Carlo Urbani là "anh hùng của thế giới", một biểu tượng của cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh tật. Những tâm đắc của bác sĩ Carlo Urbani đối với y tế phòng ngừa và việc tiêm vaccine, cũng như các liệu pháp điều trị ở các nước kém phát triển cho đến ngày nay vẫn còn giá trị. Ông Ghebreyesus đã tặng cho bảo tàng tấm bảng kỷ niệm người con ưu tú của thành phố Castelplanio, đã từng được đặt tại trụ sở của WHO ở Geneva.
Trong khi đó, Tham tán Nguyễn Thái Học, thay mặt cho Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, nhấn mạnh rằng sự kiện này một lần nữa tri ân bác sĩ Carlo Urbani, tôn vinh những đóng góp quý báu to lớn của ông cho nền y tế thế giới nói chung, cống hiến của cuộc đời ông cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và cứu người nói riêng. Bác sĩ Carlo Urbani là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của WHO tại Việt Nam. Ông đã hy sinh mạng sống của mình vào năm 2003 để nghiên cứu về dịch bệnh SARS: nhờ nghiên cứu chuyên sâu và sự hy sinh của ông, Việt Nam đã có thể phân tích và xác lập tác nhân virus gây bệnh. Thông qua cách ly và chăm sóc đặc biệt, ông đã tìm ra cách đánh bại SARS trong thời gian ngắn. Cuộc đời của ông là minh chứng cho tình hữu nghị sâu sắc giữa Italy và Việt Nam.
Hai mươi năm sau khi ông qua đời, đã có một viện bảo tàng để tưởng nhớ Carlo Urbani, được chia thành ba khu vực chính, tìm lại cuộc đời, niềm đam mê và hoạt động của ông với tư cách là một bác sĩ và nhà khoa học, với những di sản nghề nghiệp và con người, những kỷ vật và ký ức về vị bác sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp cứu người.
Thị trưởng thành phố Castelplanio Fabio Badiali phát biểu tại lễ khai trương bảo tàng. Ảnh: Thanh Hải-Trường Dụy/Pv TTXVN tại Italy
Bác sĩ Carlo Urbani, người nhiều năm làm việc tại Việt Nam, có công đầu trong việc xác định bệnh dịch mới năm 2003 - SARS; sau đó phát bệnh trên đường bay đến Thái Lan và hy sinh ngày 29/3/2003 khi mới 46 tuổi. Cái chết của ông không vô nghĩa. Trước khi mất, ông đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình làm tiêu bản nghiên cứu. Hai tuần sau khi ông qua đời, nhờ lá phổi đó, giới khoa học phát hiện virus corona và tìm ra cách khống chế đại dịch SARS.
WHO đã vinh danh vị bác sĩ - anh hùng trong trận chiến chống dịch SARS rằng "dù ra đi sớm, nhưng bác sĩ Carlo Urbani đã sống cuộc đời trọn vẹn. Nếu còn sống, ông vẫn là đại diện mẫu mực cho sứ mệnh của WHO - bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho thế giới và phục vụ những người yếu thế".
Năm 2022, cố bác sĩ Carlo Urbani đã được chính phủ Italy quyết định trao huân chương công trạng Đại hiệp sĩ để tôn vinh những cống hiến to lớn của ông trong phát hiện, xác định và ứng phó nhanh chóng các bệnh mới, đóng góp vào việc đảm bảo sức khỏe nhân loại.
Dương Hoa (TTXVN)
Indonesia thúc đẩy việc công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu Bộ trưởng Y tế Indonesia có kế hoạch gặp Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus vào cuối tháng này để thảo luận về việc chuyển sang trạng thái coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Khách du lịch tại Bali, Indonesia, ngày 25/1/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin có kế hoạch gặp Tổng...