WHO cảnh báo Covid-19 ‘chết chóc hơn’ trong năm nay
Tổng giám đốc WHO Tedros cảnh báo Covid-19 khi bước sang năm thứ hai sẽ “chết chóc hơn nhiều” trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành toàn cầu.
“Chúng ta đang bước vào năm thứ hai của đại dịch này với khả năng gây chết chóc nhiều hơn năm đầu tiên”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hôm 14/5.
Cảnh báo của WHO được đưa ra khi nhiều nước đang bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt ở khu vực châu Á, với hơn 5,9 triệu ca trong hai tuần qua, lớn hơn tổng các khu vực khác cộng lại.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họ báo tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Hội Chữ thập đỏ Quốc tế hôm 12/5 chỉ ra rằng 7 trong số 10 nước trên thế giới đang tăng gấp đôi số ca nhiễm nCoV nhanh nhất đều ở châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ như Lào trong 12 ngày đã tăng gấp đôi tổng ca nhiễm, trong khi ca nhiễm ở Ấn Độ tăng gấp đôi lên hơn 23 triệu ca trong chưa đầy hai tháng.
Nhiều nước đang tập trung cho nỗ lực tiêm chủng vaccine Covid-19 để hy vọng sớm kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, ông Tedros hôm 14/5 kêu gọi các nước giàu nên ngừng tiêm vaccine cho trẻ nhỏ và thay vào đó tặng các liều vaccine tới những quốc gia nghèo hơn.
“Tôi hiểu tại sao một số quốc gia muốn tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên của họ. Tuy nhiên, tôi kêu gọi họ hãy cân nhắc lại và tặng vaccine dư thừa cho COVAX”, Tổng giám đốc WHO nói.
Theo số liệu từ trang cập nhật thời gian thực WorldOmeters, đại dịch Covid-19 hiện xuất hiện tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 162 triệu người nhiễm và hơn 3,3 triệu người chết do nCoV.
WHO bị chỉ trích về cách xử lý Covid-19
Ủy ban Quốc tế về Chuẩn bị và Ứng phó Đại dịch ra báo cáo liệt kê các sai lầm của WHO và chính quyền các nước trong cách đối phó Covid-19.
Hội đồng gồm các chuyên gia độc lập do cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf dẫn đầu hôm nay công bố báo cáo "Covid-19: Biến nó thành Đại dịch cuối cùng". Báo cáo sẽ được đem ra tranh luận tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới khai mạc vào ngày 24/5.
Nhân viên bệnh viện di chuyển thi thể bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ ngày 12/5. Ảnh: AFP .
Báo cáo chỉ ra rằng WHO lẽ ra phải tuyên bố đợt bùng phát nCoV ở Trung Quốc là tình trạng khẩn cấp quốc tế sớm hơn thay vì đợi đến ngày 30/1. Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã phạm sai lầm khi không khuyến nghị hạn chế đi lại và điều đó đã khiến các nước không thể hành động nhanh.
Đồng thời, các chính phủ đã không hiểu tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 30/1 là "báo động lớn nhất" mà WHO có thể đưa ra và tổ chức này không có thẩm quyền tuyên bố đại dịch. Nhiều quốc gia đã không thực hiện các biện pháp mạnh mẽ cho đến khi WHO cuối cùng mô tả Covid-19 là đại dịch vào ngày 11/3.
"Chúng ta lẽ ra đã có thể ngăn chặn được tình trạng hiện giờ", Johnson Sirleaf nói. "Điều chúng ta đang đối mặt là hệ quả của vô số sai lầm, lỗ hổng, chuẩn bị và ứng phó chậm trễ".
Tuy nhiên, họ vẫn ca ngợi những nỗ lực "không mệt mỏi" của ban lãnh đạo và nhân viên WHO trong đại dịch. Họ không đổ lỗi cụ thể cho Trung Quốc hay Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người mà chính quyền Trump cáo buộc là "thiên vị Trung Quốc". Ghebreyesus đã bác bỏ cáo buộc này. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng nên ra quy định tổng giám đốc WHO chỉ được đảm nhiệm vị trí một nhiệm kỳ 7 năm duy nhất để tránh áp lực chính trị.
Hội đồng chuyên gia độc lập còn kêu gọi thiết lập một hệ thống toàn cầu mới để giám sát các đợt bùng phát dịch bệnh có thể trở thành đại dịch. WHO nên được trao quyền để nhanh chóng cử các chuyên gia đến điều tra các đợt bùng phát, lấy mẫu mầm bệnh và công bố thông tin mà không cần sự chấp thuận trước của chính phủ.
Báo cáo cho rằng WHO và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên đối thoại với các chính phủ và các nhà sản xuất thuốc để đạt được thỏa thuận về cấp phép tự nguyện và chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất vaccine.
Các chuyên gia kêu gọi thành lập Hội đồng Đe dọa Y tế Toàn cầu, do người đứng đầu cấp nhà nước và cấp chính phủ lãnh đạo, để duy trì cam kết chính trị trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch. Họ nói rằng một cơ chế tài trợ quốc tế nên được thiết lập để huy động 5 -10 tỷ USD hàng năm nhằm chuẩn bị cho đại dịch.
Hội đồng còn cho rằng các quốc gia có thu nhập cao nên cung cấp cho 92 vùng lãnh thổ nghèo nhất trong chương trình Covax ít nhất một tỷ liều vaccine trước ngày 1/9 và hơn hai tỷ trước giữa năm 2022. G7 nên ngay lập tức trả 60% trong số 19 tỷ USD cần thiết để tài trợ vaccine, chẩn đoán và điều trị thông qua chương trình Tăng tốc Tiếp cận Công cụ chống Covid-19 của WHO vào năm 2021, còn G20 và các quốc gia khác cung cấp phần còn lại.
Không chỉ Ấn Độ, thế giới đang ở giữa cuộc khủng hoảng COVID tồi tệ nhất Ấn Độ hiện không phải là điểm nóng COVID toàn cầu duy nhất. Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào đợt phong toả toàn quốc đầu tiên từ 29/4, trong khi Iran ghi nhận ca tử vong mới cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Chở củi vào một bãi hoả táng thi thể nạn nhân COVID-19 ở Ấn Độ. Ảnh: AP Một...