WHO: Cách nhận biết 6 triệu chứng điển hình, dấu hiệu trở nặng của Covid-19
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 6 triệu chứng điển hình của Covid-19 mọi người cần lưu ý, gồm: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác/khứu giác, đau cơ, đau đầu.
Dấu hiệu điển hình và dấu hiệu trở nặng
WHO Việt Nam vừa đưa ra 5 bước theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà đối với cộng đồng.
Theo đó, các triệu chứng điển hình nhất của Covid-19 gồm: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác/khứu giác, đau cơ, đau đầu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có chảy mũi, ngạt mũi hoặc tiêu chảy. Các biểu hiện ban đầu khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nếu có các triệu chứng trên, nên gọi nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm.
Tại Hà Nội, nhiều ca Covid-19 được phát hiện nhờ sàng lọc cộng đồng, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau đầu… chủ động đến viện khám, được phát hiện dương tính SARS-CoV-2.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị khoảng 57% chưa có triệu chứng lâm sàng, gần 30% có triệu chứng lâm sàng nhẹ, khoảng 5% biểu hiện lâm sàng ở mức trung bình, còn lại là các trường hợp nặng, nguy kịch.
WHO khuyến cáo, các triệu chứng nặng của Covid-19 gồm: khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoa mắt, cần gọi nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Tự chăm sóc tại nhà như thế nào?
Bộ Y tế cho phép các địa phương cách ly F0 tại nhà khi số mắc tăng cao. Với trường hợp F0 được cách ly tại nhà, WHO cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết để người bệnh tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Theo đó, người bệnh cần:
Video đang HOT
- Nghỉ ngơi trong phòng riêng, thông thoáng khí (nếu có thể), hoặc đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với người khác.
- Bảo đảm bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng
- Uống nhiều nước để cơ thể không mất nước
- Luôn đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác.
- Dùng paracetamol khi bị sốt, đau mỏi cơ và đau đầu (hãy tư vấn với nhân viên y tế về liều lượng và khoảng cách giữa cách liều). Đồng thời, có thể chườm mát, lau người bằng nước ấm để hạ sốt.
WHO Việt Nam cũng hướng dẫn cụ thể các bước để bảo vệ những người sống cùng F0.
Tại Việt Nam đến sáng 9/8, Việt Nam có 215.560 ca mắc trong đó có 2.360 ca nhập cảnh và 213.200 ca lây nhiễm trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27/4 đến nay là 211.630 ca, trong đó có 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Việt Nam cũng đang đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin Covid-19. Đến nay, cả nước đã tiêm được 9.405.819 liều, trong đó tiêm một mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.
Người thuộc nhóm máu nào dễ mắc ung thư dạ dày?
Những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn đáng kể, theo Eat This, Not That!
Ảnh: Shutterstock
Người ta không biết điều gì gây ra ung thư dạ dày nhưng nhóm máu của bạn có thể cung cấp một manh mối. Những người có một loại bệnh nhất định có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
Vậy ung thư dạ dày là gì?
"Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các tế bào bắt đầu trong dạ dày", theo báo cáo của Mayo Clinic.
"Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ung thư dạ dày hình thành ở phần chính của dạ dày (thân dạ dày). Nhưng ở Mỹ, ung thư dạ dày có nhiều khả năng ảnh hưởng đến khu vực mà ống dài (thực quản) dẫn thức ăn bạn nuốt gặp dạ dày. Khu vực này được gọi là ngã ba dạ dày thực quản", cũng theo Mayo Clinic.
1. Nhóm máu nào có nhiều rủi ro nhất?
Bác sĩ, tiến sĩ Anton J. Bilchik tại Santa Monica, CA (Mỹ), cho biết: "Những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn đáng kể so với những nhóm khác", theo Eat This, Not That!
2. Rủi ro như thế nào?
Tiến sĩ Bilchik cho biết: "Lý do chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số bệnh lý có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm máu A phổ biến hơn trong một số điều kiện nhất định".
3 Rủi ro chính xác là gì?
Các nhóm máu. Ảnh SHUTTERTOCK
Theo bác sĩ Collin C. Vu thuộc MemorialCare, "Điều này đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu dân số gần đây và đã được ghi nhận là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày khoảng 20% ở bệnh nhân nhóm máu A so với các nhóm máu khác", theo Eat This, Not That!
4. Viêm teo dạ dày là gì?
Tiến sĩ Bilchik cho biết: "Một tiền thân khác của ung thư dạ dày là viêm teo dạ dày - điều này cũng phổ biến hơn ở những người có nhóm máu A".
Theo Medscape, "viêm teo dạ dày là một thực thể mô bệnh học đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày với sự mất đi các tế bào tuyến dạ dày và được thay thế bằng biểu mô dạng ruột, tuyến môn vị và mô xơ".
5. Thiếu máu ác tính là gì?
"Một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới - WHO) ghi nhận là tác nhân gây ung thư nhất định ở người", bác sĩ Vu nói.
"Bệnh nhân nhóm máu A có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và có một số dấu hiệu cho thấy các thụ thể mà những vi khuẩn này bám vào và sử dụng để xâm nhập trong đường tiêu hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhóm máu ABO", theo Eat This, Not That!
6. Phải làm gì nếu bạn cảm thấy rủi ro?
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, cảm thấy đầy hơi sau khi ăn hoặc bị ợ chua hoặc khó tiêu.
"Vị trí ung thư xảy ra trong dạ dày là một yếu tố mà các bác sĩ cân nhắc khi xác định các lựa chọn điều trị cho bạn", theo Mayo Clinic.
Điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ ung thư dạ dày.
Mayo Clinic cho biết các phương pháp điều trị khác có thể được khuyến nghị trước và sau khi phẫu thuật.
Cập nhật thuốc điều trị mới cho bệnh nhân Covid-19 Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã thảo luận và cập nhật về các thuốc điều trị Covid-19 hiện nay để đáp ứng tình hình điều trị và công tác chống dịch Covid-19. Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM, nơi điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. ẢNH: NGỌC DƯƠNG PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa...